Đời sống

Dấu hiệu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm

Bằng cảm nhận bạn có thể tự nhận biết được bệnh thoát vị đĩa đệm.

Lạm dụng thuốc giảm đau người thoát vị đĩa đệm dễ tàn phế / Thoát vị đĩa đệm: khi nào cần phẫu thuật?

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm?

thoát vị đĩa đệm
Ảnh minh họa.

Tuổi tác: Thoái hóa là quá trình tất yếu của thời gian khó tránh khỏi. Sự lão hóa khiến đĩa đệm bị bào mòn và mất nước, sụn khớp hư tổn, vi thể tổn thương. Chỉ cần sự chèn ép đủ lớn và lâu ngày, bao xơ dễ dàng bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài.

Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc: Dân văn phòng, tư vấn viên, công nhân, bán hàng, người lao động ngồi, đứng quá lâu, mang vác vật nặng… hoặc thói quen làm việc như gù lưng, vẹo lưng, nghe điện thoại bằng tai.. sai tư thế trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên cột sống vốn đã yếu ớt và hình thành bệnh.

Chấn thương: Một cú đánh, một cú ngã hoặc chấn thương trong thể thao, gym… sẽ khiến đĩa đệm bị tác động đột ngột và nứt, rách bao xơ.

Bẩm sinh: Nhiều người có di truyền cột sống yếu, dễ bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.

Dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm

 

Bạn có thể bị thoát vị đĩa đệm ở bất kì phần nào của cột sống, dọc từ cổ đến lưng dưới. Phần thắt lưng là một trong những khu vực dễ bị thoát vị đĩa hơn cả.

Cột sống là một mạng lưới thần kinh và mạch máu phức tạp, do đó, khi một đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí có thể sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh và cơ xung quanh nó.

Các triệu chứng của đĩa đệm bị thoát vị thường gặp bao gồm:

- Đau và tê (thường ở một bên cơ thể);

- Cơn đau lan đến cánh tay hoặc chân;

 

- Đau đớn kéo dài, ngày càng trầm trọng, đặc biệt là khi cử động;

- Đau kể cả khi chỉ đi bộ một khoảng ngắn;

- Cơ bị suy yếu không rõ nguyên nhân;

- Cảm giác ngứa ran, đau hoặc rát ở vùng bị ảnh hưởng, ...

Tình trạng đau đớn có thể biểu hiện khác nhau tùy người. Hãy đi khám nếu cơn đau (hoặc tê, ngứa) ảnh hưởng đến khả năng sử dụng cơ bắp của bạn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm