Thoát vị đĩa đệm: khi nào cần phẫu thuật?
Những sự thật về suy nghĩ của đàn ông mà phụ nữ nên đọc ít nhất một lần / Giải pháp cho tương lai: Biến không khí ẩm thành nước sạch
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi 25 - 55, gây ra những cơn đau buốt sống lưng đột ngột. Những quan niệm sai lầm về thoát vị đĩa đệm có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều bệnh nhân vẫn còn "chủ quan" khi bệnh ở giai đoạn sớm, không kiên trì chữa dứt điểm. Thêm vào đó, thói quen sinh hoạt không hợp lý cùng với việc uống thuốc không đều đặn đã gây nên tình trạng "nhờn thuốc" khiến bệnh tình ngày càng trở nặng. Biểu hiện là các đĩa đệm đã bị thoái hóa ngày càng trở nên xơ cứng, giòn đứt, thậm chí vỡ đĩa đệm, mất khả năng phục hồi.
TS.BS Huỳnh Hồng Châu, Bệnh viện Quốc tế City chia sẻ: "Khi phát hiện có những cơn đau tê ở vùng mặt trong mông và mặt ngoài cẳng chân, hoặc ở vùng mặt trước đùi, khớp gối và bàn chân hoặc ở vùng cổ - vai - gáy, người bệnh dễ nhầm lẫn thành chấn thương xương khớp hoặc chứng đau nhức thông thường. Tuy nhiên, đó lại là những dấu hiệu của chứng thoát vị đĩa đệm cột sống gây tổn thương rễ thần kinh. Nếu như không chẩn đoán và điều trị trong thời gian thích hợp có thể dẫn đến biến chứng liệt chi hoặc biến dạng chi không hồi phục được".
Khi nào thoát vị đĩa đệm cần phải phẫu thuật?
TS.BS Huỳnh Hồng Châu lý giải thêm, khi thoát vị đĩa đệm không có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh thì không cần phải mổ. Tuy nhiên, nếu có chèn ép rễ thần kinh thì bắt buộc phải phẫu thuật để đảm bảo chức năng cơ.
Hiện nay, có hai phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chính là phương thức điều trị bảo tồn (nằm nghỉ, giảm đau, tập vật lý trị liệu...) và phẫu thuật tùy theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thông thường bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Tuy nhiên, nếu có chỉ định thoát vị đĩa đệm cấp gây liệt nặng, bệnh không cải thiện sau khi điều trị bảo tồn từ 6 - 12 tuần thì cần phẫu thuật ngăn chặn tiến triển liệt.
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm rất quan trọng. Việc giáo dục ý thức giữ gìn các tư thế đúng trong khi học tập, sinh hoạt, làm việc hằng ngày của mỗi cá nhân là vô cùng cần thiết.
Bác sĩ Châu khuyến cáo: không nên làm quá sức mình hay làm việc trong tư thế không tốt trong thời gian dài. Các biện pháp vệ sinh lao động phù hợp với từng nghề. Khi nhấc vật nặng, hãy dùng chân và tay làm lực nâng vật lên, không nên dùng lực của lưng để nâng đồ nặng vì rất dễ làm vẹo, cụp cột sống.
Để phòng ngừa bệnh, người bệnh cần giữ cột sống thẳng trong lúc làm việc, tránh vận động thắt lưng quá mức. Đặc biệt là động tác cúi nâng vật nặng, tránh chấn thương cột sống thắt lưng. Bên cạnh đó, người bệnh cần năng tập luyện thể dục thể thao. Với những bệnh nhân đã phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, tuyệt đối không lao động nặng, khuân vác đồ nặng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ
Ảnh minh họa