Dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng để kết hôn
Nếu bạn nghĩ, đây là thời điểm để ổn định cuộc sống, kết hôn với một ai đó thì nên cân nhắc xem bản thân đã chuẩn bị sẵn sàng.
Kết hôn 5 năm không có con dù sức khỏe bình thường, tôi "rụng rời" khi biết trước ngày cưới chồng đã làm một việc khủng khiếp / Sợ sống chung với mẹ chồng nên tôi đã đòi ra ở riêng từ khi kết hôn, để rồi sau 3 năm, bỗng dưng bà lại đưa ra một yêu cầu khiến tôi trăn trở

Tình yêu sâu đậm: Từ tìm hiểu, rồi hẹn hò với nhau khác hoàn toàn với việc kết hôn bởi hai bạn cần phải có tình cảm sâu đậm. Sâu hơn nữa là hai bạn tin tưởng nhau và làm cho nhau hạnh phúc, đồng cam cộng khổ với nhau.

Không có ý định thay đổi người ấy: Đừng kết hôn và nghĩ rằng người bạn đời của mình sẽ thay đổi. Hãy kết hôn vì chính con người thật của họ bởi hôn nhân giống như một bản cam kết, không thể làm thay đổi bất cứ ai.

Hiểu và tin tưởng người ấy: Thời gian yêu bao lâu không quan trọng bằng việc hai người hiểu nhau được bao nhiêu. Đừng kết hôn chỉ vì bạn đã hẹn hò trong nhiều năm mà hãy kết hôn vì bạn đã hiểu rõ người yêu của mình. Bạn có thể hoàn toàn tin tưởng ở người ấy và chấp nhận con người thật của cô ấy/anh ấy bởi đây là cơ sở cho tương lai bền vững.

Lập kế hoạch một cuộc hôn nhân, không phải là một đám cưới: Đám cưới là cơ hội để gặp gỡ tất cả bạn bè, gia đình của bạn. Nhưng hãy hỏi vì sao bạn lại kết hôn? Đám cưới kéo dài vài giờ, nhưng một cuộc hôn nhân kéo dài mãi mãi. Đừng lập kế hoạch cho một ngày mà hãy lập kế hoạch cho phần còn lại của cuộc đời. Bạn nên suy nghĩ về quãng thời gian sau này sống với vợ/chồng của mình.

Đều muốn thực hiện kế hoạch lâu dài với nhau: Khi cả hai đã nghiêm túc và quyết định kết hôn với nhau, các bạn nên có những kế hoạch. Ví dụ, chồng/vợ của bạn muốn đi du lịch thế giới, bạn sẽ ở nhà một mình hay đi cùng anh ấy/cô ấy? Nếu đã có kế hoạch hãy chắc chắn bạn sẽ trao đổi với anh ấy/cô ấy và cùng thực hiện.

Có thể giải quyết xung đột với nhau: Mâu thuẫn giữa hai người sẽ càng gay gắt nếu những vấn đề bị che giấu hay lãng quên. Mà hãy cùng nhau giải quyết vấn đề trước tiên. Cùng nhau giải quyết xung đột chính là nền tảng vững chắc cho hôn nhân.

Gia đình và bạn bè của bạn đều thích người ấy: Một khi hai bạn đã cam kết với nhau, bạn nhận ra có rất nhiều vấn đề. Bạn nên quan tâm việc cha mẹ, bạn bè mình có chấp nhận người ấy. Nếu gia đình và bạn bè không thích người yêu của bạn, ai sẽ ủng hộ bạn khi hai người xảy ra chuyện? Và bạn nên nhớ rằng, gia đình, bạn bè là người luôn muốn những điều tốt nhất đối với bạn.

Cuộc sống mà thiếu đi người ấy thật khó khăn: Nếu bạn biết rằng, bạn không thể hạnh phúc nếu thiếu người ấy thì hãy kết hôn và tận hưởng quãng đời tươi đẹp.

Bạn đã sống cuộc sống của riêng mình: Theo một nghiên cứu, 25 tuổi chính là độ tuổi phù hợp để tiến đến hôn nhân. Bạn trưởng thành hơn, đã sống cuộc sống của riêng mình. Điều này không có nghĩa là bạn đã hẹn hò với tất cả kiểu người, nhưng ít nhất bạn đã có cơ hội để gặp gỡ những người khác nhau và nhận ra người mà bạn muốn hoặc không muốn trong cuộc đời.

Biết lý do muốn kết hôn: Hãy suy nghĩ về lý do mà bạn muốn kết hôn. Bạn muốn chung sống với người yêu của bạn hay chỉ tiếp tục hẹn hò như bây giờ? Tự nguyện bản thân hay theo ý cha mẹ? Hãy tự hỏi mình những câu hỏi đó để chắc chắn rằng bản thân đã sẵn sàng cho hôn nhân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cơ thể sẽ thay đổi thế nào nếu bạn ăn 1 quả chuối mỗi ngày?
Mỗi ngày một ly trà sữa: Sự thật cay đắng sau vị ngọt mê ly
Uống nước đá mỗi ngày: Tưởng mát lòng, hóa ra hại thân!
"Ba việc cấp bách" trong văn hóa xưa: Ý nghĩa sâu xa ít ai biết
3 bí quyết đơn giản chọn quýt ngon ngọt ai cũng nên biết
Cam hay quýt: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn? Câu trả lời không đơn giản như bạn nghĩ!
Cột tin quảng cáo