Rau muống là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng, khi luộc loại rau này cần chú ý đến màu nước bởi rau muống cũng là loại rau rất dễ bị "tắm" đầy hoá chất độc hại.
Ăn rau muống còn có những ích lợi như giúp giảm béo, giảm say nắng, giảm cholesterol, điều trị vàng da và các vấn đề về gan, ngăn ngừa bệnh tim, có lợi cho mắt, tóc và da, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa ung thư…
Mặc dù rau muống là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng hiện nay, tình trạng rau bị tưới thuốc kích phọt tăng trưởng không chỉ khiến cho các dưỡng chất trong rau muống mất đi mà còn gây nguy cơ ngộ độc cho người ăn.
Theo khuyến cáo rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Rau muống là loại rau có nguy cơ cao bị nhiễm độc từ thuốc trừ sâu, kích phọt, nhiễm chì hoặc trồng ở cống rãnh hôi thối.
Do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường. Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Ăn rau muống sạch rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng ngược lại ăn rau bẩn lại là cách rước bệnh vào người.
10 đặc điểm nhận dạng sau sẽ giúp bạn có thể tìm mua được rau muống sạch cho mùa hè này.
1. Rau muống được kích phọt, tưới thuốc quá nhiều nhìn vào sẽ thấy lá bóng và mướt, thân to, nhìn non và óng nước.
2. Bạn cũng không nên mua những mớ rau muống có lá màu xanh đậm vì lá màu xanh đậm có thể do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng, trong đó có chì. Bên cạnh đó, rau muống nhiễm chì thường có thân to hơn bình thường và khi rửa nổi nhiều bong bóng.
3. Rau muống chứa nhiều chất kích thích thường dễ dập nát. Dù non mơn mởn nhưng vẫn mất nhiều thời gian để luộc chín. Ngoài ra, khi bẻ thân rau không có nhiều nhựa chảy ra.
4. Rau muống được bón quá nhiều đạm thì nước sau khi luộc thường có màu đen. Sau khi vắt thêm chanh nước rau cũng không chuyển màu trong xanh.
5. Khi luộc, nước rau lúc nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen, rau có vị chát là rau có hóa chất.
6. Những loại rau muống được tiêm chất kích phọt trông thường xanh tươi non mơn mởn nhưng chỉ cần để từ sáng đến tối là đã bị úa vàng, thậm chí thối nát, không thể ăn được nữa.
7. Rau muống thân to, mập hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, khi hái rau không có nhựa dính.
8. Rau muống sạch thường có thân rắn chắc, ngọn nhỏ, lá xanh tự nhiên. Khi bấm vào thân, nhựa trắng chảy ra.
9. Rau muống sạch sau khi luộc, rau có vị giòn ngọt tự nhiên. Nước luộc rau muống sạch thường có vị thanh mát và có màu xanh nhạt.
10. Rau muống sạch khi hái thường bị nhựa dính vào tay có màu đen, thân rắn chắc, lá xanh tự nhiên, nhiều đốm sâu.
Cách luộc rau muống không bị thâm
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rau muống mua về nhặt bỏ lá úa, già sau đó rửa nhiều lần với nước sạch.
- Bước 2: Cách luộc rau muống
- Chuẩn bị 1 nồi nước đun sôi, nhiều rau thì phải đun nhiều nước. Khi nước sôi 2 phút, bắt đầu thả rau vào và thêm 1/2 thìa muối giúp rau thêm xanh.
- Lật rau luôn để rau ngập đều nước, như vậy sẽ xanh và ngon hơn.
- Luộc đến khi nước sôi lại thêm 5 phút.
- Khi rau chín, vớt ra và cho vào 1 bát nước lạnh.
Nước rau muống có thể pha thêm chút mì chính và vắt chanh ( vắt chanh khi nước rau nguội) thì có thể làm nước canh. Nước chấm thích hợp nhất của rau muống luộc là nước mắm, chanh ớt hoặc nước tương.
Ngoài ra, nếu dùng me hay sấu cho nước luộc thì sau khi vớt rau ra mới cho me và sấu vào.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
Ảnh minh họa