Đậu phụ là món ăn quen thuộc, có nhiều dinh dưỡng nhưng nếu ăn sai cách sẽ mang lại nhiều hậu quả khó lường:
1. Ăn đậu phụ cùng những thực phẩm kị
- Theo Đông y, bạn không nên ăn đậu phụ với trứng gà. Bởi cả hai đều rất giàu protein, ăn chung sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho sức khỏe.
- Khi ăn đậu phụ bạn cũng không nên ăn chung với sữa bò. Bởi vì khi ăn chung 2 thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, ảnh hưởng tới sự hấp thu calcium của cơ thể.
- Trong rau cải bó xôi có chứa nhiều chất diệp lục, sắt và axit oxalic. Bên cạnh đó, đậu phụ chứa nhiều protein, chất béo và calcium. Vì thế khi kết hợp ăn 2 thực phẩm này sẽ lãng phí calcium.
- Đậu phụ có chứa canxi sulfate, măng chứa axit oxalic, hai loại thực phẩm này ăn cùng với nhau có thể tạo thành canxi oxalat, dễ tạo sỏi.
- Quả hồng chứa nhiều tannin, đậu phụ lại chứa calci clorua, khi ăn cùng nhau có thể tạo thành calci tannate dẫn đến sỏi mật, sỏi thận.
- Khi ăn đậu phụ với mật ong sẽ dễ gây tiêu chảy. Ngoài ra, trong mật ong chứa nhiều enzyme còn đậu phụ chứa nhiều chất khoáng. Vì thế khi ăn chung 2 thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể.
2. Những người nên hạn chế ăn đậu phụ
Người bị suy tuyến giáp
Được biết, hàm lượng isoflavone cực tốt chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú lại là tác nhân ngăn chăn các loại enzyme sản xuất hoc-môn tuyến giáp, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề.
Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa
Quá trình hấp thụ sắt bị rối loạn trầm trọng bởi hàm lượng protein trong đậu phụ, vì thế, người thiếu máu không nên thêm đậu phụ trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.
Ngoài ra, nếu bạn không muốn triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng thêm trầm trọng cũng không nên ăn đậu phụ.
Người bị tiêu chảy do lạnh dạ dày
Đậu phụ là một loại thực phẩm thuộc tính lạnh, kết cấu mềm và dễ tiêu hóa. Là món ăn rất giàu nước, sau khi ăn, cơ thể sẽ được cung cấp thêm nước, giúp thanh nhiệt giải hỏa, tăng cường khí lạnh trong dạ dày, và nhuận tràng thông tiện.
3. Những chú ý khác khi ăn đậu phụ
Tuy đậu và chế phẩm đậu có giá trị dinh dưỡng phong phú nhưng khi ăn, phải chú ý 2 điểm sau: ăn một lần không nên quá nhiều; glucid trong đậu với chất xơ và đa đường là chính, hàm lượng tinh bột ít, khi vi khuẩn trong ruột phân giải những chất glucid này sẽ sinh ra nhiều khí, cho nên ăn quá nhiều đậu dễ trướng bụng; không được ăn hạt đậu sống vì trong đậu có các thành phần có hại như chất khoáng toripxin, chất ngưng tụ hồng cầu.
Những thành phần này chỉ được phân hủy bởi nhiệt độ (đun chín), nếu ăn sống sẽ xuất hiện bệnh trạng tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa... Tuy nhiên khi mua đậu từ chợ về do quá trình bảo quản không được tốt nên chúng ta cần luộc, rán hoặc sốt lên sẽ tốt hơn và không sợ hao hụt dinh dưỡng.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp