Đời sống

Để đi giày cao gót không bị đau chân

Để không bị đau chân khi đi giày cao gót thì bạn cần chú ý những điều dưới đây.

Cách giặt giày thể thao sạch bong như mới / Tác hại không ngờ của việc đi giày cao gót quá nhiều

Lựa chọn đúng cỡ giày

Để đi giày cao gót không bị đau chân

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

‏Đi giày cao gót vừa vặn sẽ ít gây cọ xát xung quanh bàn chân, giảm nguy cơ tạo thành những vết chai ở gót chân.

Trên thực tế, hai bàn chân có thể có kích thước khác nhau, vì vậy bạn nên lựa chọn đôi giày phù hợp với kích cỡ của bàn chân lớn hơn.‏

‏Các thương hiệu giày khác nhau có quy định về size giày hơi chênh lệch. Để đảm bảo có được một đôi giày cao gót phù hợp, hãy đến cửa hàng và thử trực tiếp nhiều kích cỡ khác nhau. Lựa chọn đúng size giày là một trong những cách mang giày cao gót không đau chân hiệu quả.‏

‏Sử dụng miếng lót nệm gót chân

‏Miếng lót nệm gót chân mang lại cảm giác thoải mái, êm ái khi mang giày cao gót. Do đó thay vì mua những lót giày thông thường, bạn nên chọn loại lót nệm làm từ silicon để giúp giữ bàn chân ổn định hơn, tránh các ngón chân bị trượt về phía trước và ma sát vào mũi giày gây đau. ‏

 

‏Không những thế, loại nệm gót chân bằng silicon còn là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn chẳng may mua phải giày quá rộng.

Chọn những đôi giày có quai hay giày cao gót hở mũi

Bạn chọn những đôi giày có quai hoặc hở mũi là một gợi ý khác cho cách đi giày cao gót không đau chân.

Trong các bữa tiệc long trọng, đôi giày có quai sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong việc đi đứng vì giày không những đem lại cảm giác chắc chắn mà còn giúp giảm áp lực lên bàn chân. Từ đó, bạn sẽ giảm được tình trạng bong da, sưng phồng hay chai sạn ở chân.

Dán băng dính vào ngón áp út và ngón giữa

 

Theo nghiên cứu của Mayo Clinic-Bệnh viện đa khoa số 1 nước Mĩ, việc đau nhức,tê buốt ngón chân khi sử dụng giày cao gót ở nữ giới là do đã tác động mạnh đến dây thần kinh nẳm ở giữa ngón giữa và ngón áp út của bàn chân. Một cách đi giày cao gót không bị đau chân nữa là trước khi xỏ giày, bạn nên cố định ngón chân giữa và ngón áp út lại với nhau. Điều này sẽ làm giảm bớt tác động lên dây thần kinh gây đau. Vì thế, bạn có thể sử dụng urgo bó hai ngón chân giữa và áp út, để mỗi khi đi giày cao, cảm giác ê nhức sẽ ít đi.

Làm giảm độ cứng của giày bằng xà phòng bánh và sáp nến

Đây là cách làm giảm đau chân khi đi giày cao gót của các mẹ,các bà ngày xưa. Sử dụng sáp nến và xà phòng bánh sẽ làm mềm đôi chút phần da giày, khi cọ vào gót chân hay mũi chân sẽ đỡ bị xước da hơn. Dù cách làm này đã cũ, nhưng bạn vẫn có thể áp dụng kết hợp với dán urgo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm