Đi tìm nguyên nhân gây bệnh nấm phổi dù không hút thuốc lá, không uống rượu
Những thực phẩm có công dụng làm sạch phổi, nên ăn nhiều để phòng tránh ung thư / Giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi nhờ các loại thực phẩm này
Thông thường, các trường hợp nhiễm nấm phổi đều xảy ra do người mắc bệnh có sức đề kháng kém hoặc những người bị suy giảm miễn dịch, khi người bệnh sử dụng kháng sinh quá nhiều hay sử dụng corticoid kéo dài gây nên.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân gây bệnh nấm phổi khác có thể bạn chưa biết. Tìm hiểu những thông tin dưới đây để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình tránh mắc bệnh nấm phổi nguy hiểm.
1. Nhiễm nấm phổi do môi trường sống
Mới đây, có một chàng trai 23 tuổi tại Trung Quốc mắc bệnh nấm phổi dù anh chàng không hề hút thuốc lá hay uống rượu. Vậy nguyên nhân gây bệnh nấm phổi do đâu?
Bản thân nấm phổi là bệnh ít gặp ở người bình thường, đặc biệt những người có sức đề kháng tốt. Hầu hết, mọi người chỉ biết đến nguyên nhân gây bệnh nấm phổi do nhiễm nấm và gặp ở người có sức đề kháng yếu.
Có 2 loại bệnh nấm ở phổi:
- Nhiễm nấm cổ điển (Cryptococcus, Histoplasmoses)
- Nhiễm nấm cơ hội (Candida, Aspergillus).
Trong đó có Aspergillus, Candida và Cryptococcus là ba loại nấm gây bệnh nấm ở phổi thường gặp nhất.
Như mọi người vẫn biết, bệnh nấm phổi xảy ra ở người có hệ miễn dịch yếu, rối loạn chuyển hóa, rối loạn dinh dưỡng và những người mắc bệnh về máu, nấm có thể phát triển ở những hốc bị tổn thương hoặc có sẵn do tình trạng hoại tử gây ra bệnh này.
Tuy nhiên, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ và điều kiện phát triển cũng như gây bệnh nấm phổi như:
- Những người đã từng mắc bệnh lao phổi.
- Người sử dụng corticoid trong thời gian dài, những người sử dụng thuốc giảm miễn dịch có tác dụng điều trị bệnh.
- Nấm phổi dễ xảy ra ở người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Nhưng bệnh nấm phổi không phải là bệnh lây truyền như nhiều người lo lắng. Nấm phổi xảy ra do hít phải những bào tử nấm, những bào tử nấm này có trong không khí. Vậy nguyên nhân gây bệnh nấm phổi ngoài người có sức đề kháng yếu, mắc bệnh mãn tính thì môi trường cũng là nguyên nhân gây bệnh nấm phổi.
2. Nấm phổi nguy hiểm như thế nào?
Thực tế, bệnh nấm phổi là căn bệnh nguy hiểm vì khó chẩn đoán bệnh ở phổi. Chưa kể, bệnh nấm phổi còn rất khó khăn trong quá trình phát hiện bệnh vì bệnh có thể dễ gây nhầm lẫn với những bệnh khác.
Các triệu chứng của nấm phổi đặc biệt giống với các dấu hiệu bệnh viêm phổi khác. Điều này gây ra những khó khăn trong quá trình điều trị bệnh khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, nấm phổi xảy ra do người bệnh hít phải tế bào nấm trong không khí vào phổi, khi gặp điều kiện thuận lợi thì gây bệnh nấm phổi.
Các triệu chứng nấm phổi phổ biến:
- Xuất hiện tình trạng sốt cao kéo dài ở người bệnh.
- Người bệnh ho khan.
- Bị đau ngực, cảm thấy khó chịu ở ngực.
- Có thể khiến người bệnh ho ra máu.
- Các trường hợp sưng mạch, tắc nghẽn đường dẫn khí do bệnh nấm đặc hữu gây ra khiến người bệnh mệt mỏi, sụt cân, khó thở và ho khan kéo dài.
Đặc biệt, nếu nấm phổi không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng như: viêm màng não, áp xe não, viêm cơ, tổn thương da, nhiễm nấm huyết và thậm chí gây nguy cơ tử vong ở người bệnh.
3. Chuyên gia hướng dẫn cách phòng bệnh nấm phổi
Thông thường, khi cơ thể bị nấm xâm nhập thì hệ thống phòng thủ miễn dịch trong cơ thể sẽ tương tác với nấm. Nếu khả năng miễn dịch của cơ thể giảm, nấm tiết ra độc mạnh và kèm theo số lượng lớn thì các cơ chế bảo vệ của cơ thể không đủ sức để chống lại. Lúc này, cơ thể sẽ bị nhiễm nấm.
Thực chất, việc phòng tránh tác nhân gây bệnh nấm phổi khó khăn vì chúng xuất hiện ở nhiều nơi, từ nguồn nước đến không khí. Do đó, các chuyên gia y tế cho biết rằng để phòng bệnh cần chủ động phòng ngừa bằng cách:
- Nâng cao sức đề kháng cá nhân bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện.
- Những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh cần đến bệnh viện để nhận chẩn đoán, điều trị kịp thời.
- Vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tránh nấm mốc, ẩm ướt để phòng ngừa nấm.
- Khi vệ sinh nhà cửa nên đeo khẩu trang tránh hít phải nấm.
Vì bệnh nấm khó chẩn đoán và dễ bị nhầm lẫn nên khi phát hiện dấu hiệu bất thường của bệnh cần tới cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời, tránh bệnh biến chứng nguy hiểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Mẹ chồng rình rập giữa đêm, sốc nặng khi phát hiện sự thật động trời về cô con dâu "ăn bám"
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây