Điểm mặt 6 dấu hiệu bất thường ở vùng lưỡi cảnh báo vấn đề nguy hiểm về sức khỏe không thể bỏ qua
3 sai lầm khiến người rối loạn tiêu hóa không bao giờ thoát khỏi / 6 thực phẩm là ‘thuốc bổ dạ dày tự nhiên’, giúp dạ dày luôn khỏe mạnh
Lưỡi bị nứt nẻ, đau rát và chảy máu
Ảnh minh họa
Bệnh nấm miệng candida là dấu hiệu thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường do mức đường không ổn định trong cơ thể, tăng cao thất thường. Đặc biệt, nếu hệ miễn dịch suy yếu thì bạn sẽ gặp phải sự tấn công của các vi khuẩn nấm men bên trong miệng. Lúc này, chúng sẽ tạo ra lớp phủ màu trắng khác lạ ở lưỡi, kèm theo đó là mùi hôi miệng khó chịu.
Hơn thế, những người mắc bệnh tiểu đường thường dễ bị khô miệng hơn do cơ thể nhanh mất nước. Điều này khiến cho tình trạng nấm miệng sẽ gia tăng nghiêm trọng và tạo ra các triệu chứng như lưỡi bị nứt nẻ, đau rát, chảy máu. Nếu gặp phải vấn đề này thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
Lưỡi chuyển màu đỏ tươi
Thông thường, lưỡi của chúng ta sẽ có màu hồng, nhưng nếu chuyển sang màu đỏ tươi thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang không có đủ vitamin B9 (axit folic), vitamin B12 và sắt. Do đó, bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn từ rau xanh, thịt gà, cá, đậu... để cải thiện tình trạng lưỡi của mình.
Lưỡi có vết như hình bản đồ
Khi trên lưỡi của bạn xuất hiện những vết như hình bản đồ, viền lưỡi màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm lưỡi bản đồ. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng các vết thương tổn trên lưỡi sẽ thay đổi hình dạng, kích thước và vị trí theo thời gian, gây mất thẩm mỹ khi giao tiếp với người đối diện.
Lưỡi bị loét nhẹ
Nếu bạn thường xuyên gặp căng thẳng, lo âu thì lưỡi sẽ có hiện tượng loét nhẹ. Những vết loét nhỏ sẽ khiến lưỡi sưng đau và gây cản trở trong quá trình ăn uống. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm, đồng thời tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và ưu tiên những món mềm như sữa chua, súp, cháo...
Ngoài ra, bạn cũng nên giảm bớt những căng thẳng, áp lực do công việc hay cuộc sống gây ra bằng cách tập thể thao nhiều hơn, ngồi thiền hoặc tập yoga. Bên cạnh đó, để giảm bớt cơn đau ở vùng lưỡi thì nên ăn chậm, nhai kỹ, nhất là với những đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Lưỡi có màu vàng
Ngay khi thấy lưỡi của mình có màu vàng thì bạn nên cẩn trọng vì đó là dấu hiệu của một lượng lớn vi khuẩn đang bùng phát trong miệng bạn. Lúc này, bạn cần vệ sinh vùng miệng sạch sẽ hơn để cải thiện tình trạng lưỡi. Bên cạnh đó, lưỡi có màu vàng cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề về gan hoặc túi mật. Tốt nhất, hãy đến gặp bác sĩ để được giải quyết tình trạng này sớm nhất.
Mảng trắng bám chắc vào bề mặt lưỡi
Bạn cần cẩn thận nếu trên bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng trắng bám chắc và ngày càng lan rộng.
Vùng lưỡi chỗ này trở nên rất mỏng, yếu, dễ bị tổn thương, dễ dàng chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc khi nhai vật cứng.
Cảm giác tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói bất thường, lưỡi cứng, hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi.
Nếu thấy có những dấu hiệu này hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ kiểm tra lại tình trạng sức khỏe củabản thân ngay nhé!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người