Điểm mặt 6 loại rau củ làm tăng đường huyết còn hơn cả đường, người bị tiểu đường nên tránh thật xa
Bảo quản rau củ cách này giữ vị tươi hữu hiệu, có loại để được 2 - 4 tháng / 5 cách pha nước chấm rau củ luộc ngon miễn bàn, "ăn đứt" nhà hàng
Khoai tây
Các nhà khoa học đến từ Đại học Surrey, Anh cho biết khoai tây là loại rau củ không phù hợp cho người tiểu đường bởi chúng giàu carb. Nếu ăn khoai tây, cơ thể sẽ phá vỡ các carbs thành các loại đường đơn giản di chuyển vào máu. Vì vậy mà ăn khoai tây khiến tăng đột biến lượng đường trong máu.
Tất nhiên, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn khoai tây nhưng cần hạn chế và số lần ăn khoai tây nên cách xa nhau. Trong một tuần, người tiểu đường không nên ăn khoai tây liên tiếp.
Các loại rau giàu tinh bột
Các loại rau giàu tinh bột - như củ cải đường, cà rốt, củ dền có chứa lượng carbs cao hơn. Ăn những loại rau này có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn nhiều so với các loại rau không chứa tinh bột. Nhiều người cho rằng củ cải là thực phẩm lành mạnh để ăn và nó sẽ giúp cho lượng đường trong máu của bạn duy trì ở mức ổn định. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hạn chế ăn các loại rau có tinh bột xuống còn nửa cốc mỗi ngày (64g). Khi ăn, nên kết hợp chúng với các loại thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh hoặc protein để giảm phản ứng đường huyết. Ví dụ, bạn có thể ăn cà rốt với củ đậu để giúp ổn định đường huyết.

Củ sen
Củ sen là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có ích cho sức khỏe, nhất là với người phụ nữ. Tuy nhiên, củ sen có chứa 70% tinh bột, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng lượng insulin. Chính vì vậy mà người tiểu đường không nên ăn nhiều.
Các loại đậu
Đậu là nguồn cung cấp protein, chất xơ, vi chất dinh dưỡng và prebiotics tuyệt vời có thể nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột. Thế nhưng trong các loại đậu cũng chứa nhiều carbs - có nghĩa là nếu trong bữa ăn của bạn vừa chứa đậu lại còn chứa nhiều thực phẩm giàu carbs khác thì khả năng tăng đột biến lượng đường trong máu sẽ rất cao.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên thưởng thức đậu cùng những nguồn protein lành mạnh như thịt gà, cá, trứng để làm giảm khả năng tăng đường huyết.
Dưa cải muối
Trong quá trình muối, vitamin trong cải cơ bản đã bị phá hủy hết, do đó còn lại rất ít dinh dưỡng. Ngoài ra, dưa cải có hàm lượng muối cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là không có lợi trong việc kiểm soát đường huyết.
Ngô
Theo Đông y, ngô có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Tuy nhiên, ngô có chứa lượng carbohydrate cao, nếu ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế theo lương y, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải tránh ăn ngô.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Bỏ 1 tép tỏi vào bồn cầu trước khi ngủ: Mẹo nhỏ nhưng hiệu quả bất ngờ ai cũng nên biết
Tiết lộ bất ngờ trên điều khiển điều hòa giúp tiết kiệm đến 25% tiền điện, chuyên gia bật mí cách dùng đúng cách trong mùa nóng
Mẹo sử dụng xe máy giúp tiết kiệm xăng, bền máy
Bí quyết vệ sinh quạt điện sạch bong không cần tháo lắp: Chỉ với một chai xịt tự chế
10 đặc sản 'ngon quên sầu' nhất định phải thử khi ghé thăm Bình Định
10 điểm đến hấp dẫn nhất khi du lịch Khánh Hòa