Điểm mặt các thực phẩm chứa chất gây độc, ‘sát thủ’ thầm lặng trong nhà bếp ít ai chú ý: Cẩn trọng khi ăn
Có một loại collagen giá rẻ, phụ nữ Hàn – Trung chăm dùng để dưỡng nhan: Nhiều chị em Việt chưa biết / 7 loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn cùng với trứng, ăn phải sẽ rất dễ bị ngộ độc
Khoai tây mọc mầm
Lá, thân và mầm khoai tây chứa độc tố glycoalkaloids, một chất độc có ở loài hoa có tên nightshades. Nếu để khoai tây ở nơi ẩm thấp hoặc nhiều ánh sáng, hay đơn giản là để quá lâu, khoai sẽ bắt đầu mọc mầm. Bạn nên bỏ khoai lên mầm vì dù có cắt mầm đi thì độc tố có thể vẫn còn trong khoai tây.
Măng
Xyanua là chất gây độc trong măng. Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm dân gian là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 – 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
Sắn
Nếu chế biến không đúng cách hoặc ăn sống, sắn có thể chuyển hoá thành hydrogen cyanide rất độc hại. Có 2 loại, sắn ngọt và sắn đắng. Sắn ngọt chứa hàm lượng độc tố ít hơn 50 lần so với sắn đắng. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, nó có đủ độc tố để giết chết một con bò mộng.
Cá ngừ
Histamin là chất gây dị ứng thường có trong thịt, cá. Nồng độ histamin trong cá ngừ nhiều hơn thực phẩm khác. Cá ngừ không còn tươi thì histamin càng phát sinh nhiều hơn, khi ăn có nguy cơ bị ngộ độc. Các triệu chứng là phù người, nhức đầu, nôn mửa, ngứa đỏ ngoài da, thậm chí tử vong nếu nồng độ histamin quá cao.
Mật ong
Từ xưa đến nay, mật ong luôn là vị thuốc bổ dưỡng, có công dụng giải độc, nhuận tràng, ho… Tuy nhiên, mật ong chưa được tiệt trùng chứa grayanotoxin, một chất độc gây nôn mửa và chóng mặt.
Rong biển
Khi bạn mua rong biển về chế biến, nếu ngâm vào nước thấy phai màu lạ thì rong biển đã biến chất hoặc hết hạn sử dụng, không nên ăn. Vì lúc này, rong biển gây hại cho cơ thể, chính những thành phần gây biến màu trong nước sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe.
Hạt táo
Hạt táo có chứa chất amygdalin, chất này sẽ chuyển hóa thành hydrogen cyanide, dẫn tới nôn mửa, chóng mặt khi ăn ít và suy thận, hôn mê khi hấp thu một lượng lớn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì cơ thể có thể xử lý một lượng nhỏ. Điều này tương tự với những loại quả: mận, đào, anh đào, lê và mơ.
Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng – chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
Củ cải trắng
Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng