Đời sống

Điều bắt buộc phải biết khi ăn cua đồng để tránh ngộ độc

Ăn cua đồng không đúng cách bạn có thể sẽ khiến cả nhà bị ngộ độc.

5 thực phẩm tưởng vô hại nhưng khiến trẻ dậy thì sớm, cha mẹ chớ dại cho con ăn / 5 thực phẩm giàu chất xơ, chị em ăn "thả ga" cũng không lo tăng cân, béo bụng

Không riêng gì cua đồng mà tất cả các loại thực phẩm khác như cá, tôm, cua, ốc… khi chúng ta mua, các bạn phải chắc chắn rằng chúng vẫn còn sống. Nguyên nhân là do nếu chúng ta mua nhằm cua đã chết sẽ càng làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí trường hợp nặng có thể gây tử vong. Thành phần dinh dưỡng axit histamine khi cua còn sống không gây hại cơ thể, nhưng nếu cua đã chết thì chất này lập tức biến đổi hóa học thành chất độc histamine gây ra hàng loạt các hiện tượng ngộ độc với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau tùy thuộc vào lượng cua mà chúng ta đã dùng là nhiều hay ít. Do vậy, khi mua cua đồng, các bạn cần ưu tiên chọn mua cua còn sống, chân cua, càng cua còn hoạt động mạnh để yên tâm khi thưởng thức chúng trong bữa ăn của gia đình mình.

Không hâm đi hâm lại

canh cua
Bạn không nên hâm đi hâm lại canh cua.

Các bà nội trợ cần lưu ý, khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.

Không uống trà, ăn quả hồng khi ăn cua

Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Ngoài ra, khi ăn canh cua cũng không nên uống nước chè, vì cua rất giàu protein, còn trong nước trà và quả hồng lại chứa tanin. Tanin có thể kết hợp với protein trong cua gây kết tủa tạo ra các triệu hứng lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy...

Uống trà khi ăn cua

 

Không nên uống nước trà sau khi ăn cua, nhiều người sau khi ăn cua thường thấy tanh, nồng và lạnh bụng nên hay uống trà nóng để giữ ấm cơ thể. Điều này hoàn toàn không nên. Trong trà xanh có một lượng lớn các hoạt chất có tính kiềm, đặc biệt là chất tannin. Hai chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải, làm loãng các men tiêu hóa, khó phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Từ đó dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, tanin khi kết hợp với protein có rất nhiều trong thịt sẽ kết tủa, vón cục tạo thành cặn, sạn nhỏ dễ gây ra sỏi thận.

Ăn hồng khi ăn cua

Tiết trời chuyển thu là thời điểm mà cua đồng béo nhất cũng là mùa hồng chín, nhiều gia đình thường sử dụng hồng làm món ăn tráng miệng sau khi ăn cơm. Điều này rất kỵ đối với những bữa ăn có cua làm thực phẩm, bởi như nước chè, chất tamin trong hồng sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng khó phân hủy, kết hợp với protein tạo nên cặn, các chất rắn này lưu lại trong ruột gây lên men, thối rữa tạo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hay nặng hơn đó là sỏi thận.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm