Đời sống

Điều cấm kỵ khi dùng gừng bạn phải biết để không mang họa

Gừng tốt cho sức khỏe nhưng dùng không đúng cách sẽ rước họa vào thân.

Về nhà người yêu ra mắt vừa thấy tôi mẹ em khóc ngất phải vào viện và sự thật kinh hoàng phía sau đó / Cưới sau 3 tháng quen nhau, đêm tân hôn chồng lập tức đòi ly hôn khi nhìn đùi của vợ

Lợi ích của gừng

gừng

Ảnh minh họa.

Thúc đẩy cảm giác thèm ăn: Mùa hè, nóng bức khiến chúng ta chán ăn. Trong khi đó, chất cay có trong gừng có thể kích thích thần kinh vị giác của lưỡi và cơ quan cảm nhận trên niêm mạc dạ dày, thông qua các phản ứng thần kinh làm tăng cường nhu động dạ dày và đường ruột, thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa. Gừng tươi còn có thể kích thích ruột non, tăng cường chức năng hấp thu của niêm mạc ruột, từ đó đạt hiệu quả khai vị kiện tỳ, thúc đẩy tiêu hóa và cảm giác thèm ăn.

Giải độc, diệt khuẩn: Mùa nóng, nhiều người thích ăn đồ lạnh, một số thực phẩm loại này bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài khi ăn vào sẽ gây khó chịu, có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy… Và tinh dầu có trong gừng tươi chính là được dùng để phát huy tác dụng giải độc, diệt khuẩn.

Trừ gió giải hàn: Trời nóng dễ xuất hiện các triệu chứng tỳ vị hư hàn. Gừng tươi có tính ấm, giải hàn, giảm đau, có thể giải quyết tình trạng bị nhiễm lạnh.

Phòng cảm mạo: Đối với người cảm mạo thông thường với các biểu hiện như chóng mặt, khó thở, chảy nước mũi… Nếu uống canh gừng thích hợp sẽ có tác dụng giải cảm, giúp tinh thần tỉnh táo.

Chống nôn, khó thở: Nghiên cứu chứng minh, bột gừng tươi có hiệu quả đến 90% các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó thở, nôn và có tác dụng kéo dài trên 4 giờ. Theo Đông y, ăn gừng tươi có tác dụng chống say tàu xe.

 

Kháng oxy hóa, ức chế khối u: Chất cay và một số hợp chất trong gừng tươi có tác dụng kháng oxi hóa rất mạnh và cả tiêu trừ các gốc tự do, ức chế khối u. Ăn gừng tươi giúp ngăn ngừa lão hóa, vết đồi mồi người già.

Giảm xơ cứng động mạch: Có nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng gừng tươi có nhiều hợp chất có khả năng giảm thiểu nguy cơ phát sinh chứng xơ cứng động mạch.

Những lưu ý khi dùng gừng để khỏi hại sức khoẻ

Không gọt vỏ: Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.

Không ăn nhiều gừng: Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.

 

Không dùng gừng cho người bị say nắng: Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.

Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

Sốt cao không được ăn gừng: Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng: Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.

Bệnh về gan không nên ăn gừng: Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm