Điều gì biến Ninh Thuận thành nơi sản xuất tôm giống "đỉnh cao"?
Lai Châu: Bỏ việc Nhà nước về quê chỉ vì đam mê nuôi loài gà ham "đánh võ" / Bình Thuận: Chàng trai phố biển nuôi tép kiểng vui chơi mà mỗi tháng lời 25-30 triệu
Tầm nhìn chiến lược, quy hoạch bài bản
Khoảng 15 - 20 năm trước, bờ biển Ninh Thuận vẫn còn rất hoang sơ với những bãi cát trải dài nhưng gần như để hoang hóa. Từ khi mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao trải bạt trên cát ở Thái Lan du nhập vào nước ta kéo theo nhu cầu tôm giống tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã chọn Ninh Thuận làm điểm đến để mở trại nuôi tôm giống.
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia và các đại biểu thăm trại sản xuất tôm giống của Công ty TNHH S6, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: K.N
Với bờ biển dài trên 105km, môi trường biển trong sạch không bị ảnh hưởng các chất thải công nghiệp và sinh hoạt, ít sông ngòi đổ ra biển nên nước biển ở khu vực này ít bị biến đổi về độ mặn, rất thuận lợi để sản xuất tôm giống. Nhiều người nói thiên nhiên ưu đãi cho cho Ninh Thuận phát triển nghề nuôi tôm giống, nhưng yếu tố quan trọng đưa tỉnh này trở thành trung tâm sản xuất của cả nước chính là con người.
Điều này chứng minh ở chỗ Ninh Thuận đã quy hoạch bài bản các khu sản xuất giống. Đầu tiên là dự án đầu tư hạ tầng vùng sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung An Hải (huyện Ninh Phước), triển khai xây dựng năm 2005, quy mô 125ha. Tiếp đó, tỉnh quy hoạch thêm khu sản xuất ở xã Nhơn Hải (Ninh Hải), quy mô 148ha.
Tại các khu vực này, Ninh Thuận đã đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, trang thiết bị hiện đại, có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất tôm giống công nghệ cao. Với chiến lược phát triển nghề nuôi trồng thủy sản đúng đắn, có tính bền vững, Ninh Thuận đã đón hàng trăm doanh nghiệp trong ngoài nước đến đầu tư sản xuất tôm giống chất lượng cao, tạo nên thương hiệu mạnh trên thị trường.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận, hiện khu sản xuất giống tập trung An Hải đã có 163 cơ sở/51.732m2 hồ ương nuôi tôm, trong đó có những công ty hàng đầu 100% vốn nước ngoài như Grobest, Uni-President, C.P… Sản lượng giống tối đa của vùng này có thể đạt 10 - 12 tỷ con giống/ năm (chiếm 25 - 35% lượng giống của tỉnh).
Còn khu Nhơn Hải hiện đang tập trung hơn 60% số cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh; sản lượng giống tôm khu vực này chiếm khoảng 45 - 55% tổng sản lượng giống của tỉnh. Trước đây, người dân khu vực này xây dựng một loạt trại giống tự phát, cơ sở có quy mô nhỏ, trang bị hạn chế.
Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có khoảng 600 cơ sở sản xuất tôm giống
Nhưng đến nay, hầu hết các cơ sở đã được chỉnh trang về quy mô, trang thiết bị hiện đại hơn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tôm giống chất lượng cao phục vụ người nuôi. Ngoài ra, Ninh Thuận còn có khu sản xuất tôm bố mẹ sạch bệnh Sơn Hải. Tại đây, Công ty Moana, Công ty Việt - Úc Ninh Thuận đang đầu tư sản xuất tôm bố mẹ cung cấp cho hệ thống các trại sản xuất tôm giống trong cả nước.
Một số khu vực khác như Cà Ná, Ninh Chữ, Tri Hải…, sản lượng giống cũng chiếm khoảng 10% tổng sản lượng giống thủy sản của toàn tỉnh.
Với tầm nhìn chiến lược, quy hoạch bài bản, khai thác được lợi thế vùng tiểu khí hậu đặc trưng nắng ấm quanh năm, chỉ trong vài năm Ninh Thuận đã trở thành "thủ phủ" sản xuất tôm giống mà nhiều nơi khác không theo kịp.
Tại đây, các doanh nghiệp lớn đã ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong sản xuất tôm giống như: Nuôi cấy tảo thuần chủng trong hệ thống tuần hoàn khép kín; công nghệ lắng, lọc nước, xử lý nước bằng ozone, tia cực tím (UV); ương nuôi ấu trùng bằng công nghệ vi sinh; trang bị phòng Lab, ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh tôm bằng các phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất như PCR, Realtime - PCR…
Siết chặt chất lượng
Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, hiện nay tôm giống Ninh Thuận đã được người nuôi thương phẩm trên cả nước đánh giá cao về chất lượng, đặc biệt là nhãn hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận và trong thời gian tới tỉnh sẽ phối hợp các đơn vị liên quan triển khai áp dụng cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tôm giống trên địa bàn.
Các cơ sở sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận được đầu tư hiện đại, đảm bảo chất lượng. Ảnh: K.N
Theo đó, dự kiến sẽ thiết kế và áp dụng Nhãn hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” với logo đặc trưng, tích hợp các thông tin cơ bản trên nhãn để người dân nuôi tôm có thể sử dụng điện thoại di động nhận dạng, truy xuất các thông tin có liên quan đến cơ sở sản xuất, địa chỉ, chất lượng sản phẩm…
“Ở một số nơi vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp nhỏ lẻ thu gom tôm giống tràn lan từ các cơ sở sản xuất khác nhau rồi đóng gói bao bì nhãn mác của mình xuất bán. Thực tế phần lớn người nuôi tôm đều biết được tầm quan trọng của tôm giống, nhưng do giá tôm giống trôi nổi thường rẻ hơn, hoặc được các chủ trại giống cho nợ nên nhiều người vẫn mua tôm giống không rõ nguồn gốc về thả nuôi. Do đó chúng tôi liên tục phải tăng cường phối hợp các đơn vị có liên quan để kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc tôm giống” - ông Dư Ngọc Tuân - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Ninh Thuận thông tin.
Cũng theo ông Tuân, đơn vị hiện đang quản lý chất lượng tôm giống với 3 nội dung: Điều kiện sản xuất kinh doanh của cơ sở (cơ sở vật chất hạ tầng, con người, bằng cấp, nhà xưởng...); kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ; kiểm tra chất lượng con tôm postlarvae.
“Về tiêu chuẩn chất lượng thì cơ sở sản xuất tự công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các tiêu chuẩn cơ sở tự công bố đó phải dựa trên quy chuẩn Việt Nam. Phía Chi cục có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ về quy chuẩn của các cơ sở đó để hậu kiểm. Trong quá trình thanh kiểm tra nếu phát hiện có sai phạm thì sẽ tiến hành xử lý” - ông Tuân cho biết.
Cũng theo ông Dư Ngọc Tuân, trong vòng 5 năm trở lại đây, các cơ sở đều thực hiện rất tốt các tiêu chí chất lượng nên thương hiệu tôm giống Ninh Thuận mới được thị trường ưa chuộng như hiện nay.
“Tất cả các đàn tôm bố mẹ nhập về tỉnh thời điểm nào, bao nhiêu con chúng tôi đều nắm được thông qua Cơ quan Thú y vùng VI. Khi tôm chuyển về, Chi cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp nhập tôm biết và xuống kiểm tra, xác định thời hạn sử dụng đàn tôm bố mẹ là 4 tháng. Khi cách 1 tuần chúng tôi gửi thông báo và gọi điện trực tiếp cho doanh nghiệp biết đàn tôm của họ ngày tháng nào phải tiêu hủy. Đúng ngày, chúng tôi xuống tận nơi tiêu hủy đàn tôm và chụp ảnh tiêu hủy” - ông Tuân thông tin thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần