Đời sống

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn chuối có đốm đen?

Chuối chín sau một thời gian bảo quản sẽ xuất hiện đốm đen. Loại chuối này thường có vị ngọt hơn nhưng một số người băn khoăn liệu nó có bị biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.

7 thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày bạn không nên bỏ qua / Các loại thực phẩm có thể dự trữ lâu dài trong mùa dịch

Sau một thời gian bảo quan, các loại rau củ sẽ bắt đầu xuất hiện đốm đen hoặc đốm màu thẫm. Nhiều người cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm và bỏ chúng đi. Số khác lại cho rằng không có vấn đề gì và tiếp tục sử dụng.

Các đốm tối màu xuất hiện trên rau củ quả có thể là do sự thay đổi sinh lý bình thường, không ảnh hưởng gì đến chất lượng của sản phẩm. Đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy các chất có hại đã được tạo ra bên trong đồ ăn.

Vậy chuối xuất hiện đốm nâu, đốm đen thuộc loại nào?

chuoi-co-dom-nau-01

Đốm đen xuất hiện trên vỏ chuối là do chuối chín bị vi khuẩn bệnh thán thư - một loại bệnh chỉ gây hại trên cây trồng - tấn công và hình thành các đốm tối màu. Bệnh thán thư vô hại với con người nên bạn có thể ăn chuối có đốm đen mà không lo bị ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một nguyên nhân khác dẫn tới chuối xuất hiện đốm đen sau một thời gian bảo quản là do quá trình oxy hóa. Các oxit cacbon trong tế bào biểu bì của vỏ chuối bị oxy hóa, làm tổn thương màng tế bào và tạo ra những nốt thâm đen.

Các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản cho biết, ăn chuối chín có đốm đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Lượng kali trong chuối có thể giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, chất trytophan - 1 loại axit amin - có trong chuối giúp nâng mức serotonin trong não và ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm.

Lượng carbohydrate có lợi và vitamin B trong chuối chín giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều mangan giúp xương chắc khỏe và cứng cáp hơn.

chuoi-co-dom-nau-02

Thông thường, chuối bắt đầu có đốm đen thường ngon hơn vì đó là dấu hiệu cho thấy chuối đã chín hoàn toàn, có đồ mềm và độ ngọt vừa ăn. Tuy nhiên, sau khi chuối có đốm đen, bạn không nên để qua lâu. Chuối chín để lâu dễ bị nẫu và bị thối. Khi đó, bạn chỉ có thể vứt nó đi thôi.

Bạn cần phải lưu ý một điều rằng, không phải bất cứ loại rau củ quả nào xuất hiện đốm đen đều có thể ăn được.

Chẳng hạn như bắp cải, cải thảo một khi đã xuất hiện đốm đen, rửa bằng nước cũng không sạch thì tốt nhất đừng dùng nó để chế biến món ăn. Những đếm đen này đã phát triển trong các sợi của bắp cải, thành tế bào của cây cải đã bị biến dạng. Đó là dấu hiệu của nấm mốc phát triển, chúng tạo ra những độc tố gây hại cho cơ thể con người.

chuoi-co-dom-nau-03
Ảnh minh họa.

Khoai lang xuất hiện đốm nâu, đốm đen trên vỏ cũng không nên dử dụng. Đó là dấu hiệu cho thấy khoai bị nhiễm khuẩn văn đen. Khuẩn vằn đen có thể tiết ra những độc tố có hại cho gan. Dù bạn luộc hay nướng khoai ở nhiệt độ các, các chất độc này cũng không mất đi. Ăn phải củ khoai lang có đốm đen có thể dẫn tới ngộ độc với các biểu hiện ban đầu như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thở dốc, khó thở... Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ra sốt cao, nhức đầu, co giật, hôn mê và làm nguy hiểm đến tính mạng. Kể cả khi bạn gọt bỏ phần đốm đen đi thì chất độc cũng đã lây lan ra những phần lành lặn còn lại và vẫn không tốt cho người sử dụng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm