Đời sống

Dinh dưỡng cho mẹ bỉm sữa sau sinh

Nguồn dưỡng chất cung cấp cho mẹ và bé không chỉ cần thiết ở 9 tháng thai kỳ mà cả sau sinh, nguồn dưỡng chất đó cũng quan trọng không kém.

Chăm sóc trẻ sinh non và một loạt những điều cha mẹ cần chú ý đến / Trẻ ăn sữa công thức thay vì bú mẹ sẽ có nguy cơ cao đối diện với vấn đề này, điều mà các mẹ không hề ngờ đến

1

Ăn bao nhiêu là đủ?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), sau sinh, phần lớn những bà mẹ cần từ 1.800 đến 2.200 calo mỗi ngày và hơn 500 calo nữa (tương đương 3 chén cơm mỗi ngày) nếu cho con bú sữa mẹ. Trường hợp bạn thiếu cân hoặc sinh nhiều hơn một con, thì con số thậm chí còn phải cao hơn nữa.

Để đạt được nhu cầu năng lượng này, bạn cần:

- Ăn tăng bữa: khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên được chia làm nhiều bữa (3-6 bữa/ngày, gồm 3 bữa chính và các bữa phụ).

- Ăn đa dạng: bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm với 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.

- Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau sinh, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI). Ngoài ra, các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau sinh).

Nên ăn những loại thực phẩm nào?

Bạn không cần ăn loại thực phẩm đặc biệt nào cả. Chỉ cần cố gắng tuân thủ chế độ ăn cân bằng - tức là phối hợp nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác nhau, bao gồm:

- Tinh bột: như cơm, phở, mì, bánh mì, khoai tây…

- Các sản phẩm từ sữa: như sữa chua, sữa tươi.

- Chất béo: Để đảm bảo chất lượng sữa cho bé, bạn cần bổ sung chất béo lành mạnh cho cơ thể từ dầu cá, các loại hạt, các loại cá vùng biển lạnh như cá hồi.

- Protein: Bữa ăn của bạn cần được bảo đảm đủ những chất protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa...) và thực vật (các loại đậu, mè, ngũ cốc...).

- Rau củ và trái cây: hãy tăng cường nhiều rau củ và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày của bạn để được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời đủ chất xơ để tránh táo bón.

- Nhu cầu về nước: bà mẹ đang nuôi con bú cần uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 - 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước). Bạn có thể nhận thấy tình trạng thiếu nước của cơ thể dựa vào nước tiểu: nếu nước tiểu vàng đậm hay có mùi mạnh, bạn cần phải uống nước nhiều hơn.

Một số lưu ý khác về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

- Sau khi sinh, bạn không nên kiêng khem khắt khe mà ngược lại, cần ăn uống đầy đủ, đa dạng để cơ thể được cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất.

- Sinh nở khiến bạn mất một lượng máu lớn, dẫn đến hiện tượng thiếu máu, thiếu sắt. Vì vậy, cần bổ sung sắt trong chế độ ăn hàng ngày.

Sắt có nguồn gốc động vật: có trong các loại thực phẩm như gan, thịt bò, thịt gà, hải sản có vỏ cứng, trứng…

Sắt có nguồn gốc thực vật: từ đậu phụ, các loại đậu, rau sẫm màu (cải bó xôi, bông cải xanh, rau cải ngọt…).

- Khi cho con bú, các loại thực phẩm bạn ăn có thể truyền qua nguồn sữa cho bé. Vì vậy hãy cẩn thận với các loại thực phẩm như:

Rượu bia: hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của bé còn rất non nớt, cần được bảo vệ khỏi bất kỳ lượng rượu bia nào dù nhỏ.

Trà, cà phê: không nên uống quá nhiều loại thức uống này khi đang cho con bú, bởi chúng chứa chất kích thích có thể khiến bé bứt rứt, khó chịu, không ngủ được.

Cá chứa thủy ngân: thủy ngân trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé, vì vậy nên hạn chế ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá kiếm, cá mập.

Bạn cần theo dõi phản ứng của bé sau khi bạn ăn một loại thực phẩm nào đó, bởi có thể chúng khiến bé bị dị ứng với những biểu hiện như:

- Không bú tốt, không tăng cân đều.

- Tiêu chảy, khó tiêu.

- Nổi mẩn đỏ (quanh miệng, ở má, nếp gấp tay hay chân…).

- Sưng mắt, môi hay mặt.

- Chảy nước mũi.

- Nôn trớ.

Mỗi bé có thể nhạy cảm với những loại thực phẩm khác nhau. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng gồm: thịt bò, sữa bò, trứng, các loại động vật vỏ cứng như sò, tôm, cua,…

Theo vtv.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm