5 trò chơi đơn giản giúp rèn luyện khả năng tập trung của trẻ tốt đến không ngờ
Chăm sóc trẻ sinh non và một loạt những điều cha mẹ cần chú ý đến / Trẻ ăn sữa công thức thay vì bú mẹ sẽ có nguy cơ cao đối diện với vấn đề này, điều mà các mẹ không hề ngờ đến
Bạn tôi có một cô con gái tên là Tiểu Hoa (4 tuổi), đang học mẫu giáo. Bạn tôi kể rằng, hiện nay điều khiến cô ấy lo lắng là, Tiểu Hoa không thể tập trung làm bất kì việc gì trong khoảng thời gian ngắn. Ngay cả bài tập thủ công đơn giản như cắt, gấp, dán giấy đơn giản cũng khiến bé mất rất nhiều thời gian. Chẳng hạn, bài tập thủ công chỉ cần nửa tiếng là hoàn thành, nhưng Tiểu Hoa đã kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ. Trong suốt thời gian đó, bé liên tục nói với mẹ rằng, bé muốn uống nước, muốn đi nhà vệ sinh, hoặc tò mò về âm thanh bên ngoài.
Nhiều phụ huynh chắc hẳn đều đau đầu bởi con em mình rất giống trường hợp của Tiểu Hoa, ngay cả khi họ đã sử dụng mọi biện pháp cứng rắn như nạt nộ, dụ dỗ, bắt buộc thì các bé vẫn không thể tập trung hoàn thành mọi thứ trong khoảng thời gian ngắn. Sau đây là 5 trò chơi đơn giản giúp rèn luyện khả năng tập trung của trẻ.
1. Mô phỏng hành động của bố mẹ
Độ tuổi phù hợp: Trẻ trên 1 tuổi.
Bạn có thể sử dụng những động tác khó, và yêu cầu trẻ bắt chước làm theo mình.
2. Chơi trò ghép hình
Độ tuổi phù hợp: Trẻ trên 2 tuổi.
Bạn nên chọn những bức tranh ghép hình quen thuộc với trẻ, hoặc hình ảnh liên quan đến động vật. Khi trẻ chơi ghép hình, bạn có thể nhắc trẻ chú ý về sự gắn kết của các mảnh ghép. Khi trẻ hoàn thành bức tranh ghép hình, bạn nên khen ngợi và khích lệ trẻ.
3. Tìm điểm khác biệt giữa hai bức tranh
Độ tuổi phù hợp: Trẻ trên 2 tuổi.
Bạn nên sử dụng hai bức tranh có điểm gần giống nhau. Sau đó, bạn hãy yêu cầu trẻ tìm ra điểm khác nhau giữa hai bức tranh. Tùy theo năng lực của trẻ, bạn có thể tăng hoặc giảm thiểu độ khó đối với trẻ.
4. Đoán đồ vật
Độ tuổi phù hợp: Trẻ trên 3 tuổi.
Bạn hãy bày ra trước mặt trẻ những đồ vật mà trẻ yêu thích. Tiếp theo, hãy yêu cầu trẻ nhắm mắt lại. Bạn lấy đi một đồ vật, sau đó bảo trẻ mở mắt ra, và đoán xem đồ vật nào đã biến mất. Tùy theo năng lực của trẻ, bạn có thể tăng hoặc giảm thiểu độ khó đối với trẻ. Số lượng đồ vật có thể là 3, 4 hoặc nhiều hơn.
5. Hành động ngược lại mệnh lệnh
Độ tuổi phù hợp: Trẻ trên 4 tuổi.
Trong trò chơi này, bạn cần chỉ thị trẻ làm ngược lại mệnh lệnh của bố mẹ. Chẳng hạn, khi bạn nói: "Ngồi xuống". Trẻ cần phải hành động ngược lại mệnh lệnh của bố mẹ, là "đứng lên". Khi bạn nói: "Tiến về phía trước", điều trẻ cần làm lúc này chính là "lùi về phía sau".
Trò chơi này đòi hỏi trẻ phải phản ứng linh hoạt, giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung và khả năng tư duy nhạy bén.
Khi thực hiện những trò chơi này, bố mẹ nên căn cứ vào độ tuổi của trẻ và đặt ra một mốc thời gian tối thiểu để hoàn thành. Không nên đề ra những mục tiêu quá khó, bởi sẽ khiến trẻ nhanh chán và mất đi ý nghĩa của trò chơi là rèn luyện khả năng tập trung. Điều sau cùng, bố mẹ nên tạo môi trường yên tĩnh, giảm thiểu tiếng động từ môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ tăng khả năng tập trung tốt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Nếu bạn gặp được cây cỏ trong kẽ đá này thì bạn là người may mắn, hãy trân trọng chúng!
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
3 con giáp phát tài phát lộc cho đến cuối năm, sự nghiệp của tuổi Tỵ sẽ suôn sẻ, đầu tư sẽ có lãi
Tại sao gà mái bắt chước gà trống gáy lại là 'điềm xấu'? Bí ẩn lâu nay cuối cùng được tiết lộ!