Những thói quen xấu khiến trẻ bị la mắng nhưng bố mẹ không biết chính mình mới là người "làm hư" con
Bạn thực sự là một thám tử nếu trả lời được câu đố hóc búa này / Nắng nóng tác động khủng khiếp nhất đến những đối tượng nào?
Không chỉ có trách nhiệm nuôi dưỡng, bố mẹ còn là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình lớn lên và hình thành tính cách ở trẻ. Chính vậy nên nếu trẻ có những biểu hiện hoặc hành động sai trái, phụ huynh đừng vội la mắng chúng mà hãy nhìn lại cách nuôi dạy con của bản thân bởi sai lầm của người lớn trong quá trình nuôi dưỡng có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến những đứa trẻ.
Cố tình làm phiền bố mẹ
Khi trẻ liên tục đòi hoặc không ngừng khóc thét lên để gọi bố mẹ thì đây là dấu hiệu cho thấy chúng đang cảm thấy thiếu sự quan tâm và tương tác với phụ huynh. Chính vì như vậy nên trẻ mới cố ý tạo sự chú ý bằng mọi cách, ví dụ như la khóc khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu. Bố mẹ cần gắn bó, đồng hành với con nhiều hơn trong cuộc sống, để tránh cho các bé cảm thấy sự xa cách và thiếu kết nối với 2 bên.
Nói dối
Vì sợ bị bố mẹ la mắng nên nhiều trẻ có xu hướng nói dối, che đậy những lỗi lầm của mình. Dần dần, chúng sẽ hình thành thói quen xấu và rất khó sửa đổi. Bố mẹ cần kiên nhẫn và kiềm chế bản thân trước sai lầm của trẻ, hướng dẫn chúng làm tốt hơn trong tương lai chứ không phải lớn tiếng la mắng, đàn áp tinh thần khiến chúng sợ hãi và bắt đầu sinh tật nói dối.
Thiếu tự tin, rụt rè
Phụ huynh là những người hướng dẫn đầu đời của trẻ nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bố mẹ tập cho con tính ỷ lại vì lúc nào cũng giúp đỡ hay làm thay chúng mọi chuyện. Việc làm tưởng chừng như thể hiện tình yêu thương của bố mẹ hóa ra lại chính là nguyên nhân khiến trẻ ngừng nỗ lực, không thể tự mình làm được bất cứ điều gì.
Thay vì chủ động đề nghị làm thay con, bố mẹ hãy hướng dẫn và trao cho chúng cơ hội được làm điều mình muốn. Khi con làm sai, bố mẹ tận tình chỉ bảo lại cho đúng, không nên la mắng chúng ngay chốn đông người để tránh tình trạng bé bị ảnh hưởng tinh thần và trở nên rụt rè, tự ti trong tương lai chỉ vì sợ những lời la mắng, chỉ trích của bố mẹ trong lúc giận dữ.
Không chia sẻ với bố mẹ
Nhiều bố mẹ gần gũi với con cái như bạn bè trong khi không ít các bậc phụ huynh buồn phiền vì không được nghe con chia sẻ. Lúc này, người lại cần nhìn lại chính mình bởi họ phải là người chủ động trò chuyện và hỏi han con để giúp chúng cởi mở hơn. Trong lúc con kể chuyện, bố mẹ không được can thiệp hay chỉ trích và chỉ nên nhẹ nhàng khuyên bảo nếu con làm sai. Việc trò chuyện không chỉ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về con cái của mình mà còn giúp cho mối quan hệ 2 bên càng thêm gắn bó.
Không tôn trọng người khác
Khi nhìn thấy con mình không tôn trọng hoặc xem thường những người xung quanh, bố mẹ đừng vội trách mắng chúng bởi có khi, chính bản thân mình lại là nguyên nhân khiến những đứa trẻ trở nên như vậy. Bố mẹ thường xuyên bỏ qua câu hỏi, thờ ơ trước câu chuyện con kể hay thậm chí chẳng thèm để ý đến cảm xúc của chúng. Thái độ của trẻ đối với mọi người xung quanh thực chất chỉ là tấm gương phản chiếu lại những gì bố mẹ đã làm với chúng mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái mệnh Kim, nhì trai mệnh Thủy', có ý nghĩa gì?
Mẹo hay giúp giữ đệm luôn sạch sẽ, thơm tho như mới
Chiều cao và phong thái vượt trội của Barron Trump - Con trai út ông Donald Trump
Mẹo chọn mua trứng vịt lộn tươi mới và luộc trứng thơm ngon
4 con giáp thông minh nhất, đều đứng đầu về chỉ số IQ và EQ, Ai là số một?
Tác dụng 'thần kỳ' của nước chanh sả mật ong mà nhiều người không nghĩ tới