Định kiến của nàng dâu và câu nói chát chúa "Ai sinh con thì người đó đặt tên" khiến mẹ chồng tê tái và bài học về sự khéo léo mà phụ nữ nên biết!
Về đến nhà không thấy bác giúp việc đâu, tôi lặng người khi thấy 5 triệu đồng để trên bàn kèm nụ cười nham hiểm của mẹ chồng / Mẹ chồng đau khớp, nàng dâu tung tuyệt chiêu khiến bà "cưng như con đẻ"
Có những tranh cãi trong gia đình xảy đến thật khó phân định đúng sai. Ban đầu, ai cũng nhìn vào sự hiển nhiên của sự việc là người đúng, kẻ sai. Tuy nhiên, đối diện với thái độ quá quắt, đôi khi người đáng lẽ đúng lại chính là kẻ phải nhận chỉ trích.
Sau khi kết hôn với Hùng, cuộc sống của Lan khá dễ chịu. Cô vốn là một người cá tính, thích tự quyết những chuyện của mình. Khi còn ở nhà, Lan là con gái một, bố mẹ cưng chiều hết mực.
Sau này khi cưới Hùng, Hùng cũng là người thích chiều chuộng vợ. Lan làm gì cũng được, miễn là cô đừng quá đáng hay quá quắt là được.
Bạn bè nhìn vào cuộc hôn nhân của Lan mà ngưỡng mộ không ngừng. Chẳng mấy khi có người được hưởng sự trọn vẹn đến thế trong chuyện hôn nhân.
Gia đình Lan có điều kiện hơn Hùng. Sau này cưới nhau, căn nhà họ đang ở cũng là bố mẹ Lan cho. Có thể vì vậy nên nhiều lúc Lan chẳng hài lòng với bố mẹ chồng lắm. Được cái ông bà tính cách dễ chịu, chẳng thích can thiệp gì nhiều và rất quý mến con dâu.
Đều đặn nửa tháng một lần, mẹ chồng lại gọi điện cho Lan để hỏi chuyện cô thích ăn gì bà gửi đồ ở quê lên cho sạch sẽ.
Từ khi Lan mang thai, tần suất gửi đồ của bà là mỗi tuần một lần. Mẹ chồng rất quan tâm đến cháu, thương con dâu nên sự ngưỡng mộ của bạn bè dành cho Lan lại càng lớn hơn nữa.
Có thể nói rằng, Lan đã gặp được một gia đình chồng thật sự rất tốt. Thế nhưng Lan lại chẳng mấy khi biết quý trọng, thường xuyên chê ỏng chê eo với chồng chuyện đồ ăn gửi từ quê của mẹ chồng.
Cô cho rằng, mẹ chồng can thiệp đến cả việc ăn uống của mình, muốn kiểm soát nó. Cô không mảy may nhìn vào mặt tốt của vấn đề rằng chỉ vì lo lắng, quan tâm nên bố mẹ chồng mới suốt ngày hỏi han con dâu và gửi đồ ăn đều đặn đến thế.
02
Cưới nhau được 1 năm, Lan mang thai. Bố mẹ chồng vô cùng quan tâm đến hai mẹ con, thường xuyên gọi điện hỏi han, chia sẻ.
Thế nhưng chẳng rõ vì sao Lan lại không thích những sự quan tâm ấy. Cô cho rằng mẹ chồng quá mức rườm rà, ngày nào cũng chỉ vài câu hỏi liên quan đến sức khỏe, đi làm mà bà cứ gọi lên mãi. Với cô những câu hỏi đó như một sự phiền phức. Bởi thế, nhiều lần mẹ chồng gọi điện nhưng Lan chẳng buồn nhấc máy.
Trước khi Lan sinh 1 tuần, mẹ chồng đã tay xách nách mang đồ quê lên thành phố để dành cho con dâu tẩm bổ. Có những món đồ ăn theo “kinh nghiệm của các cụ” thì rất tốt nhưng Lan không ưng, mẹ chồng vẫn muốn chế biến cho con dâu ăn.
Chuyện sau khi sinh bé càng phức tạp hơn. Lan đọc sách nhiều, muốn áp dụng cách chăm con và nuôi con hiện đại ngược với mẹ chồng. Bởi vậy, Lan dần dần càng cảm thấy bất mãn với bà cho dù những việc bà làm xuất phát từ việc chăm lo mà thôi.
Tuy nhiên, những điều đó cũng chưa lớn chuyện bằng việc mẹ chồng nhắc đến vấn đề đặt tên cho em bé. Lúc đó, Lan đang nằm trong phòng rồi nghe mẹ chồng và bố chồng gọi điện thoại với nhau.
Mẹ chồng nói với giọng vô cùng háo hức rằng cháu mới chỉ có tên ở nhà thôi, tên khai sinh bà thấy tên Long hay tên Minh đều hay hết cả. Lúc đó, Lan bỗng thấy khó chịu vì bố mẹ chồng đang can thiệp vào việc đặt tên con của mình. Trước đó, khi Lan có ý định đặt một cái tên khác, bố mẹ chồng ngăn cản và bảo rằng nó trùng với tên của một cụ họ nội khiến cô cảm thấy vô lý hết sức rồi.
Bây giờ nghe mẹ chồng có ý định đặt tên khác, Lan bỗng bực tức. Trong thâm tâm, cô luôn cho rằng con mình thì do mình đặt tên, chẳng ai có quyền nghĩ đến hay có ý định đó. Tức thì, Lan bước ra nói thẳng:
“Bố mẹ nhọc lòng nghĩ tên cho cháu làm cái gì. Con sẽ chẳng nghe ai cả đâu. Tên cháu là A. hôm nọ con đã bảo rồi. Ai sinh con thì người đó có quyền đặt tên. Bố mẹ bàn làm gì!”.
Những câu nói của Lan khiến mẹ chồng điếng người, bà quay sang nhìn trân trân vào cô rồi lắp bắp, không nói nên lời.
Đôi lúc, chỉ vài câu nói có thể giết chết một mối quan hệ. Giữa mẹ chồng và nàng dâu, sự khéo léo khi giao tiếp càng quan trọng hơn.
Phải mất vài phút sau, mẹ chồng mới bình tĩnh lại, nói thẳng với Lan:
"Bố mẹ cũng chỉ vì có cháu mà háo hức, vui mừng quá thôi. Bố mẹ chưa bao giờ có ý định can thiệp hay tranh giành cái gì của con hết cả. Suy nghĩ của con như thế là quá sai rồi. Mẹ chẳng biết nói gì hơn".
Chiều hôm đó, khi Hùng về, bà báo rằng ở nhà có việc nên ra bắt xe khách về quê luôn. Dù chuyện đặt tên không đến tai Hùng nhưng Lan bỗng cảm thấy áy náy. Cô tâm sự với mẹ đẻ và được một trận mắng nên thân. Mẹ cô cho rằng Lan nên đặt mẹ mình vào tình huống đó. Nếu như sau này khi con của Lan lập gia đình, cũng hoàn cảnh đó mà con dâu nói với Lan nói như thế, cô sẽ cảm thấy sao?
Người ta vui vẻ khi có cháu, muốn được đưa ra ý kiến về chuyện đặt tên chứ không hề áp đặt. Tự Lan với những suy nghĩ khó khăn đã đẩy mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu đến bờ vực dù rõ ràng bà chẳng hề khó tính bao giờ. Sau đó, Lan đã bình tĩnh hơn, cô quyết định gọi điện cho mẹ chồng xin lỗi vì từ đầu đến cuối, cô sai quá nhiều.
03
Trong mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu, có những câu chuyện tưởng chừng như bình thường nhưng nó lại khiến mâu thuẫn nổ ra. Rõ ràng, Lan không sai khi muốn tự mình đặt tên cho con, người mà cô mang nặng đẻ đau sinh ra. Việc con cái tên gì đương nhiên là chuyện của bố mẹ. Mẹ chồng chẳng qua vì vui quá nên đưa vào một vài ý kiến và chưa bao giờ có ý áp đặt cho vợ chồng Lan. Tuy nhiên vì định kiến sẵn có và dồn tích lâu ngày thành ra Lan đã cư xử không đúng mực.
Đáng ra, Lan không cần căng thẳng cũng có thể giải quyết được vấn đề. Cô hoàn toàn có thể đưa ra ý kiến của mình khi bố mẹ chồng muốn "góp ý" bằng thái độ hòa nhã hơn. Với mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, sự hòa nhã, thấu hiểu và nhẹ nhàng là điều chẳng bao giờ thừa.
Lan hoàn toàn có thể nhẹ nhàng nói với mẹ chồng về chuyện đặt tên, nói lên cảm nghĩ rằng mình thích cái tên đó ra sao và muốn dùng nó thế nào. Đừng vì vài câu nói mà biến bản thân từ vị thế người đúng trở thành người sai.
Cái sai ở đây không phải về lý mà là về tình. Ai có thể bênh vực Lan sau khi biết được những câu cô nói với mẹ chồng cho dù điều cô bảo vệ không hề sai?
Sự khéo léo trong giao tiếp và ứng xử luôn luôn cần thiết. Chỉ cần giao tiếp không chuẩn xác thôi thì rất có thể các nàng dâu đã khiến bản thân mình trở nên sai trái mất rồi!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến