Đồ ăn nhanh có thể khiến đường huyết tăng
5 thực phẩm vừa ngon vừa rẻ lại "đánh bại" chứng đau nửa đầu, ai cũng nên ăn / 4 thực phẩm giúp thanh lọc phổi, tăng cường sức đề kháng, nhất là loại thứ 3
Điều gì xảy ra khi bạn ăn?
Đồ ăn nhanh có thể khiến bạn tăng đường huyết. Nguồn ảnh: Internet
Cơ thể sẽ nghiền nát mọi thứ bạn ăn và hấp thụ các dưỡng chất khác nhau có trong thức ăn. Những chất dinh dưỡng này bao gồm:
Carbohydrate (đường, tinh bột và chất xơ);
Protein (đạm);
Chất béo;
Vitamin và các khoáng chất bổ dưỡng khác.
Carbohydrate mà bạn tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành glucose trong máu. Càng ăn nhiều carbohydrate, lượng đường cơ thể tiết ra càng cao. Nếu tiêu thụ carbohydrate ở dạng lỏng thì cơ thể sẽ hấp thụ nhanh hơn so với trong thực phẩm rắn. Vì vậy, một ly nước ngọt sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh hơn so với một miếng bánh pizza.
Chất xơ - một nhóm chất rất quan trọng đối với sức khỏe, cũng là một thành phần của carbohydrate nhưng không được chuyển thành đường. Nguyên nhân là do chất xơ không thể được tiêu hóa. Ngoài ra, protein, chất béo, nước, vitamin và khoáng chất sẽ không chứa carbohydrate - nhóm chất có tác động lớn nhất đến mức đường huyết.
Thực phẩm khiến đường trong máu cao
Bánh mì kẹp thịt xông khói phương Tây
Mỗi chiếc bánh mì kẹp thịt xông khói phương Tây chứa khoảng 1.400 calo, 87 gam chất béo, 2960 mg natri, 75 gam carbs, 80 gam protein,…
Đây là một trong những loại bánh mì kẹp thịt có hàm lượng calo cao. Hơn nữa, trong nó có 75 gam carbohydrate tương đương 300 calo và 20 gam đường tương đương với 5 muỗng cà phê đường.
Pizza
Mỗi miếng pizza chứa khoảng 440 calo, 22 gam chất béo (10 gam chất béo bão hòa), 55 mg cholesterol, 1200 mg natri, 40 gam carbs, 2 gam chất xơ, 5 gam đường, 20 gam protein,…
Một trong những lựa chọn tồi tệ cho sức khỏe và lượng đường trong máu của bạn là pizza. Để thưởng thức bánh pizza mà không đưa lượng đường vào trong máu của bạn thì hãy chọn bánh nướng có lớp vỏ mỏng với một nửa pho mát và lớp phủ rau như thêm ớt, nấm, rau arugula và bất kỳ loại rau yêu thích nào của bạn.
Bánh mì trắng
Trong quá trình tiêu hóa, đường (carbohydrate đơn) và tinh bột (carbohydrate phức tạp) phân hủy thành đường trong máu.
Health Harvard giải thích: “Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, như bánh mì trắng, được tiêu hóa nhanh chóng và gây ra sự dao động đáng kể về lượng đường trong máu”.
“Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, như yến mạch nguyên hạt, được tiêu hóa chậm hơn, khiến lượng đường trong máu tăng với tốc độ vừa phải”.
Khoai tây chiên
Khoai tây chiên giàu carb nên có thể làm thay đổi đường huyết. Chuyên gia dinh dưỡng Molly Hembree của Eat This, Not That (Mỹ) giải thích, khoai tây chiên có thể có chỉ số đường huyết (GI) cao tới 82, buộc cơ thể hấp thụ thức ăn quá nhanh và khiến lượng đường trong máu tăng vọt.
Theo Harvard Health, một cốc khoai tây có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như uống một lon nước ngọt. Khi khoai tây được luộc chín, chiên giòn và phủ đầy muối, tác hại có thể nhiều hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuần mới: 3 con giáp đón tin vui bất ngờ, tài lộc dồi dào từ mọi hướng
Về quê thăm mẹ chồng, tôi không ngờ mình lại rơi vào cảnh ê chề như vậy, câu nói cay nghiệt của bà khiến tôi chết lặng
Tử vi ngày 20/1/2025 của 12 con giáp: Tý vận may ngập tràn, Ngọ an nhàn hưởng lộc
Đau lòng cảnh mẹ chồng cũ đơn độc, bữa ăn lạnh lẽo dọn cho ba người: Tôi không kìm được nước mắt
Cú sốc tột cùng khi về nhà: Mẹ chồng đuổi bác giúp việc và để lại nụ cười nham hiểm cùng 5 triệu đồng trên bàn
Mang tài liệu tới công ty, gặp chồng cũ - cú sốc từ quá khứ và màn xoay chuyển bất ngờ của số phận