Doanh nghiệp xuất khẩu “đứng ngồi không yên” vì thiếu lao động
‘Giặc bên ngô không bằng bà cô bên chồng’, cho mượn vàng cưới suốt 5 năm vậy mà khi trả còn bóng gió, ‘điên người’ tôi hỏi 1 câu thì á khẩu / Thấy bố mẹ chồng đưa nhân tình của chồng đang mang bầu con trai về để chăm, tôi chẳng chút khó chịu lại cười tươi đưa ông bà tờ giấy lạ
Hiện các nhà máy nông sản ở ĐBSCL đang có nhu cầu tuyển từ 300 - 500 lao động. Con số này dự kiến sẽ tăng nhiều hơn vào cuối quý III và đầu quý IV năm nay. Bởi đây là thời điểm các nhà máy tăng tốc chế biến để kịp giao các đơn hàng, cũng như sản xuất hàng hóa dự phòng cho các tháng cuối năm.
Nông sản, thủy sản, dệt may… là các lĩnh vực đang có nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều nhất. Hiện mỗi địa phương của ĐBSCL đang có nhu cầu tuyển dụng từ 3.000 - 10.000 lao động phổ thông.
Tại ĐBSCL, hiện có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang “đứng ngồi không yên” vì thiếu hụt nguồn lao động. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Tuy nhiên, nguồn cung lao động hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Lý do, 2 quý đầu năm nay, tình hình sản xuất của nhiều doanh nghiệp ở miền Tây gặp khó, người lao động đổ đi TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… khá đông. Đặc biệt, việc cho rút bảo hiểm xã hội 1 lần cũng làm gia tăng đáng kể số lượng lao động rời khỏi thị trường.
Ngoài tăng lương, thưởng, các nhà máy còn mạnh dạn đầu tư nhà ở để thu hút và giữ chân người lao động. Tuy nhiên, về lâu dài, cần có nhiều giải pháp căn cơ và động bộ hơn cho bài toán lao động của vựa nông sản cả nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo