Đồng Nai: Giám đốc chân đất phủ xanh đồi hoang bằng trái cây đặc sản
Trà Vinh: Phục tài ông Chà trồng bưởi da xanh mà xây "biệt phủ" tiền tỷ / Vườn rau trồng trong thùng gỗ xanh mướt trên sân thượng của gia đình Sài Gòn
Phủ xanh đồi hoang
Căn nhà khang trang của ông Chí phía trước là đường nhựa rộng, phía sau là khu đồi trái cây cả chục hécta được chia thành khu, nơi trồng xoài, nơi trồng cam, quýt. Ông cho làm đường bê tông từ nhà lên tận ngọn đồi cao để tiện cho việc thu hoạch, vận chuyển trái cây.
Ít ai hiểu hết những công sức người nông dân này đã bỏ ra để gầy dựng nên cơ ngơi như hôm nay. Ông Chí nhớ lại thời mới khởi nghiệp: “Hơn 10 năm trước, tôi về vùng sâu hẻo lánh này hầu như không có mấy hộ gia đình khai hoang lập nghiệp. Cả sinh hoạt và sản xuất đều rất gian nan vì cơ sở hạ tầng hầu như là con số 0, thiếu điện, thiếu đường...”.
Ông Lại Hồng Chí giới thiệu vườn cây của mình. Ảnh: B.Nguyên
Ông Chí và gia đình phải bỏ sức người cải tạo đất hoang. Thời gian đầu, họ chỉ trồng điều, khoai mì vì là vùng đất đồi nên nơi đây khó khăn về nguồn nước. Ông Chí là một trong số những nông dân đi đầu trong chuyển đổi sang trồng cây cây xoài ở vùng đất này. Thấy cây xoài phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng trái ngon nên nhiều người chuyển đổi theo.
Vùng đồi Sabi đang dần chuyển mình thành những khu vườn rẫy cây trái xanh tươi, nhiều hộ dân đã thoát nghèo nhờ trồng cây ăn trái. Ông Chí chia sẻ: “Vùng đất đồi từng bị bỏ hoang này hiện được phủ xanh bởi cây ăn trái như: quýt, bưởi, xoài... nhờ những đôi tay lao động không ngại khó, ngại khổ. Lớp nông dân đầu tiên về đây khai hoang đã thành công khi bắt mảnh đất cằn sinh sôi những mùa trái ngọt. Giờ vùng đất khó này không thiếu những triệu phú, tỷ phú nông dân”.
Xuất ngoại tìm hiểu thị trường
Ông Chí kể: “Những mùa thu hoạch đầu tiên, nông dân vùng này rất vất vả tìm nguồn tiêu thụ nông sản. Giá trái cây tươi bán ra thường thấp hơn những vùng khác vì đây là vùng đất xa xôi, đường sá đi lại còn nhiều khó khăn”.
Để chủ động hơn về đầu ra cho cây ăn trái, ông Chí đã đầu tư xe tải, mở vựa thu mua nông sản cho nông dân trong vùng, tự đóng trái cây tươi xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc. Ông cũng là người đứng ra thành lập Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cây ăn trái Đồi Sabi để liên kết nông dân lại, chủ động hơn trong việc mua chung, bán chung.
Ông đã đi các khu chợ đầu mối, gặp gỡ các đối tác bên Trung Quốc để tìm hiểu kỹ hơn những tiêu chuẩn, yêu cầu mới của họ trong giai đoạn hiện nay. Theo ông Chí: “Các đối tác Trung Quốc hiện đều yêu cầu trái cây nhập khẩu vào nước họ phải làm truy xuất nguồn gốc và chứng nhận chất lượng”.
Người giám đốc hợp tác xã năng động này đang bắt tay vào triển khai việc sản xuất theo hướng an toàn; làm truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm trái cây.
Ông cũng tiếp tục vận động các xã viên tham gia vào chuỗi sản xuất an toàn. Vì chỉ liên kết các xã viên không đủ mà các hợp tác xã cũng cần bắt tay nhau để xây dựng được những vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu cả về sản lượng và chất lượng cho thị trường xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
Bộ phận nào của con lợn ngon nhất?