Hòa Bình: Người đẹp Mai Châu về bản trồng thung lũng hoa để "câu" khách
Sơn La: Trồng rau muống Nhật nơi heo hút, hái mớ nào lái khuân đi mớ đó / Sơn La: Ở núi, nuôi bò, trồng nhãn, trồng xoài "khổng lồ" lại có tiền cục
Tôi tìm đến bản Nà Thia một chiều cuối tháng 5, không khí ở đây cũng như cả vùng thung lũng Mai Châu rất mát mẻ. Khung cảnh đẹp bình dị với cánh đồng lúa chín vàng, xen kẽ là dòng suối trong cùng những mái nhà sàn thấp thoáng bên sườn đồi... Và nổi bật hơn cả là một vườn hoa rộng hơn 1ha mang tên Bảo Quyên Homestay, với hàng chục loại hoa khoe sắc, tỏa hương, thu hút nhiều bạn trẻ đến thưởng ngoạn.
"Nông dân trẻ" Hà Tuyết Trinh. (Ảnh NT)
“Đánh thức” Nà Thia
Tuyết Trinh chào tôi bằng nụ cười thân thiện. Ấn tượng đầu tiên về cô là vẻ đẹp dịu dàng của người con gái Thái, nhưng cũng không thiếu phần trẻ trung, năng động với nụ cười thường trực trên môi...
Có lẽ nên bắt đầu bài viết về nữ “nông dân” sinh năm 1996 theo cách như vậy!
Thành công nào mà không đong đầy vất vả, quả ngọt nào cũng đều bắt đầu từ những gian nan... Thế nên, ý tưởng khởi nghiệp với lĩnh vực nông nghiệp kết hợp làm du lịch tại một nơi xa xôi và khó khăn như Mai Châu, thì “9x này” đã chấp nhận một sự mạo hiểm lớn lao.
Chủ nhân của một điểm du lịch cộng đồng và vườn hoa rực rỡ dưới thung lũng Mai Châu.(Ảnh NT)
Hà Tuyết Trinh kể: “Bản Nà Thia có 100% người dân tộc Thái. Người dân ở đây bao đời lấy ruộng nương làm sinh kế, quây quần sống bên những nếp nhà sàn. Dưới những dãy núi cao và cánh đồng xanh tốt, Nà Thia đẹp như một bức tranh phong cảnh hữu tình với nhiều nét văn hóa đặc sắc được lưu giữ qua bao thế hệ”.
Nhưng, vẻ đẹp ấy không đồng nghĩa với sự giàu có về vật chất. Thế nên, khi nhìn sang bản Lác cách đó mấy “quăng dao”, vốn từ lâu là một điểm du lịch nổi tiếng, người Nà Thia không khỏi chạnh lòng.
Để tìm cách thực hiện ước mơ đó, điều đầu tiên là phải học. Thế là sau khi tốt nghiệp phổ thông, Hà Tuyết Trinh thi đỗ vào trường Cao đẳng du lịch Hà Nội. Như một cơ duyên, trong thời gian học tại đây, cô đã gặp chồng mình sau này, cũng chính là người hỗ trợ mọi mặt để cô thực hiện ước muốn của mình.
Cô chia sẻ tâm nguyện và đưa người yêu về thăm Nà Thia. Tình yêu và sự mến phục người con gái miền núi, cùng với được tận mắt thấy khung cảnh thơ mộng của bản vùng cao đã thuyết phục chàng trai Hà Nội. Năm 2016 sau khi tốt nghiệp, Tuyết Trinh xây dựng gia đình và cùng chồng về Mai Châu lập nghiệp.
Tuyết Trinh bắt tay vào thực hiện dự án của mình bằng cách đi tìm hiểu nhiều điểm du lịch cộng đồng và các homestay ở Mai Châu cũng như các tỉnh lân cận. Sau đó, hai vợ chồng chọn mua một mảnh đất ở giữa bản Nà Thia và xây dựng các ngôi nhà sản theo kiểu homestay, có không gian với những nét đặc trưng của văn hóa Thái như: nhà sàn, mái lá, đồ dệt thổ cẩm, ẩm thực truyền thống...
Muôn hoa khoe sắc. (Ảnh facebook nhân vật)
Bản làng khoác“áo hoa"
Chia sẻ về ý tưởng xây dựng cánh đồng hoa, Tuyết Trinh cho biết: Thực tế là các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu hiện nay chưa phong phú, chưa thực sự hấp dẫn. Du khách đến đây vẫn chủ yếu chỉ là thưởng thức ẩm thực Thái, ngủ nhà sàn, đốt lửa trại, đi xe đạp… nên họ không ở lại lâu. Trong khi xu hướng du lịch trải nghiệm ngày nay, nhất là các bạn trẻ rất thích chụp ảnh để lưu giữ lại những bức hình đẹp làm kỷ niệm.
“Hết mùa vụ, những cánh đồng của bản Nà Thia thường để không cho cỏ dại mọc, khiến cảnh vật trông xác xơ, không có sức sống. Sau khi đi thăm, tìm hiểu tại các điểm du lịch như Mộc Châu, ngoại thành Hà Nội…, em nảy ra ý tưởng trồng hoa trên những cánh đồng, tạo cảnh sắc cho bản và làm khung cảnh để khách du lịch chụp ảnh”, Hà Tuyết Trinh chia sẻ.
Ý tưởng là vậy nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy phát sinh nhiều khó khăn. Thử thách đầu tiên cô phải vượt qua là đến từng hộ dân để thuyết phục bà con cho thuê lại ruộng. Trước ý tưởng mới lạ này, ban đầu, nhiều người cũng băn khoăn, nhưng với sự chân thành, họ dần dần cô họ đã bị gái trẻ thuyết phục.
Bước tiếp theo, cô lựa chọn trồng những loại hoa phù hợp với điều kiện thời tiết ở Mai Châu, vừa đẹp vừa dễ chăm sóc. Ngoài trồng hoa thành luống, thành hình, Tuyết Trinh còn đầu tư làm các tiểu cảnh như nhà sàn, xích đu, cầu tre …để du khách thỏa sức tạo dáng, chụp ảnh.
Nổi bật bên đường vào trung tâm xã Nà Phòn, vườn hoa Bảo Quyên rực rỡ màu sắc. Với diện tích gần 2 ha, các loại hoa tam giác mạch, dừa cạn, bách nhật tím, mào gà, hoa tía tô cảnh… mùa nào cũng đua nhau bung nở, khoe sắc.
Điểm "check in" hấp dẫn nhiều bạn trẻ. (Ảnh facebooknhân vật)
Nhưng nhẩm tính, với việc chỉ thu phí 10.000 đồng/lượt người, dù rất đông khách thì khoản đầu tư này vẫn khó có lãi, có chăng chỉ đủ tiền thuê đất.
Như đoán biết thắc mắc của tôi, Tuyết Trinh bày tỏ: Em mạnh dạn xây dựng mô hình trồng hoa dịch vụ chụp ảnh không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn với mong muốn tạo cảnh quan đẹp cho bản Nà Thia. Em mong từ đây sẽ tạo điểm nhấn cho bản, gợi mở ý tưởng để các hộ dân cùng trồng hoa.
“Anh thấy đấy, bản Nà Thia ruộng đồng rộng lớn, mình em khó mà trồng hết được. Chỉ có cách hướng dẫn mọi người cùng trồng, cùng hưởng lợi từ mô hình này thì mới làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của Mai Châu”, Hà Tuyết Trinh chia sẻ.
Những vườn hoa đẹp sẽ là con đường thoát nghèo cho dân bản Nà Thia. (Ảnh facebook nhân vật)
Bản Nà Thia hôm nay như khoác trên mình bộ cánh hoa tươi mới, đầy màu sắc. Và bông hoa đẹp nhất chính là tâm huyết phát triển du lịch cộng đồng trên quê hương của cô “nông dân trẻ” Hà Tuyết Trinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc