Đông Tây y chứng minh: 6 ‘vị thuốc tiên’ dùng để trị cảm cúm, ốm vặt rất công hiệu
Không rượu, không thuốc, không gái gú vẫn bị vợ bỏ vì 700 nghìn / 7 loại thực phẩm rẻ tiền nhưng lại là "liều thuốc giải độc" tốt, đồng thời chống ung thư
Chanh
Thành phần của chanh gồm có nước cốt, vỏ chanh,… tất cả đều hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm, ho sốt. Nước chanh có tác dụng làm dịu cổ họng, làm lỏng chất nhầy trong họng. Trong Đông y, lá chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có công dụng giải nhiệt, chữa ho, cảm cúm, hen phế quản, ho gà,…
Bạn có thể uống nước lá chanh để trị cảm cúm. Chanh có vị chua giúp long đờm, trị ho, sát trùng,… Ngoài ra, vỏ chanh có chứa tinh dầu tốt cho việc khử đờm, sạch họng,…
Tinh dầu vỏ bưởi, lá bưởi
Trong vỏ và lá bưởi có chứa nhiều amylaza, pectin, naringin,… có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Thành phần Monoterpenes là chất khử trùng tự nhiên, trong khi sesquiterpene có tác dụng làm dịu, chống viêm và nhiễm trùng hiệu quả khi bạn cảm sốt, viêm họng.
Trong dân gian thường dùng tinh dầu vỏ bưởi, lá bưởi để xông hoặc dùng cả vỏ và lá bưởi tươi để đun nước xông giúp cải thiện sức khỏe khi cảm.
Sả
Trong Đông y, sả có vị cay, tính ấm vào 2 kinh phế và vị, rất có hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm, ho có đờm,… Còn theo y học hiện đại, trong củ sả có 2 hợp chất quan trọng có thể chống viêm là citral và geraniol. Chúng đều là những thành phần trị cảm cúm hữu hiệu.
Người xưa vẫn thường truyền tai nhau cách đun củ và lá sả với các loại lá thơm khác như lá bưởi, lá tre, lá gừng,… để xông, giúp trừ cảm.
Tinh dầu sả giúp cổ họng tiêu đờm, tiêu diệt các vi khuẩn, giúp cải thiện các chứng ho từ thông thường đến khò khè và ho lâu ngày không khỏi. Đông y khuyến khích dùng toàn bộ cây sả, gồm rễ sả, thân sả, lá sả... để chữa cảm cúm.
Bên cạnh đó, củ sả có chứa một số chất chống oxy hóa như axit chlorogenic, isoorientin và swertiajaponin... có thể giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể bạn có thể gây bệnh.
Gừng
Khi bị cảm lạnh, sốt do lạnh dùng gừng sẽ rất hiệu quả. Gừng có vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng. Trong gừng có chứa gingerol - loại tinh dầu chứa hoạt tính sinh học cực mạnh, giúp chống viêm, giảm đau, tiêu sưng. Gừng đặc biệt hiệu quả trong việc giúp giải cảm, chống lại bệnh cảm lạnh và cúm thông thường một cách hiệu quả.
Bạn có thể kết hợp gừng với mật ong, sả, chanh,… để điều trị cảm cúm. Nếu họng ho rát bạn có thể ngậm gừng hoặc thêm một vài lát muối vào gừng trước khi ngậm để tăng tính sát khuẩn.
Mật ong
Mật ong rất hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm, ốm sốt gây ho. Trong mật ong chứa nhiều chất chữa bệnh khác nhau ở các thành phần như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, phấn ong,… Trong điều trị hô hấp, nhiễm khuẩn, độc tính đường tiêu hóa do aspirin gây ra mật ong cũng tỏ ra hiệu quả.
Bạn có thể kết hợp mật ong với chanh, sả để làm thông mũi và cổ họng, giúp giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho. Mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống ký sinh trùng đặc biệt là chống viêm, trị cảm cúm rất tốt cho đường hô hấp.
Kết hợp mật ong với tỏi, hành tây, lê quả, chanh gừng hay tỏi... có thể giúp trị ho hiệu quả.
Tỏi
Tỏi được chứng minh có hàng trăm đặc tính chữa bệnh, chống lại lây nhiễm... Đặc tính chống nhiễm trùng của tỏi có thể tác động đến các loại ký sinh trùng, chữa tả, nhiễm nấm, nhiễm trùng phẫu thuật, nấm miệng, nhiễm liên cầu nhóm A, B...
Nhờ tính sát khuẩn cao nên ăn tỏi sống giúp cơ thể chống lại những cơn cảm lạnh thông thường. Bên cạnh đó, tính ấm của tỏi còn giúp khử hàn ẩm và loại trừ tác nhân gây ho. Thành phần allicin trong tỏi trị cúm rất tốt, giúp giảm nghẹt mũi, long đờm, giảm ho, khiến người bệnh dễ thở hơn. Allicin còn giúp hạ huyết áp, lọc độc tố trong máu, phòng ngừa tim mạch...
Muốn dùng tỏi trị cảm cúm bạn đập dập 3-4 tép tỏi, cho thêm mật ong, chưng cách thủy một lúc rồi để nguội và dùng.
Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 1-2 tép đồng thời không nên ăn lúc đói hay khi bị tiêu chảy, táo bón,… Ăn quá nhiều tỏi sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị hỏng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc