Đời sống

Đột quỵ ngày càng gia tăng, trẻ hóa: Cần lưu ý những gì?

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ. Trong số này, hơn 50% tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn.

Không phải bún, phở, đây mới là 5 thực phẩm lý tưởng nhất cho bữa sáng / Canh sườn non nấu bắp cải lạ miệng, thơm ngon độc đáo

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 - 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện ở cả tuổi 20.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có 2 loại đột quỵ là do thiếu máu não và do xuất huyết:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.

Đột quỵ do xuất huyết: Là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

6 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sớm nhất:

 

- Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch.

- Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết.

- Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.

- Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.

- Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng.

 

- Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Để phòng ngừa bệnh đột quỵ, các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 2 khuyến cáo:

- Kiểm soát và điều trị các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi như tiểu đường, tim mạch, mỡ máu, cao huyết áp…

- Thay đổi lối sống & chế độ ăn uống lành mạnh.

- Tập thể dục hằng ngày.

 

- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng, 1 năm/1 lần để tầm soát bệnh kịp thời (tim mạch, tiểu đường…).

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm