Đời sống

Dù có giỏi đến đâu mà không có 'phước báu' thì cuộc đời cũng không làm được trò trống gì

Phước báu là điều ai cũng mong muốn trong cuộc đời, nếu không có phước báu dù có giỏi giang cuộc đời cũng không thể thành công.

Nhân quả luân hồi: Chết chưa hẳn là hết / Kiếp sau của con người sẽ xảy ra như nào?

Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức.

Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Vậy làm thế nào để tạo phước báu? Có lẽ hầu như trên khắp thế giới này, người ta tìm cách thờ phượng hoặc cầu xin thần linh ban phúc cho mình vì người ta tin rằng thần linh có thể “ban phúc, giáng họa”.

Người Việt Nam ta dù thờ Trời Đất nhưng riêng vấn đề phước báu lại tự tạo ra chứ không hoàn toàn cầu xin, khấn vái thần linh. Cũng có rất nhiều người chỉ cầu xin van vái thần linh hết chỗ này chỗ kia để xin phước đức. Nhưng căn bản nhất, người Việt Nam tự “trồng cây phúc” cho chính mình chứ không hoàn toàn ỷ lại.

Phước báu là một lực thiêng liêng, vô hình chi phối hạnh phúc, khổ đau của con người. chính vì thế con người mới cầu xin phước đức.

Chúng ta có thể nhìn rõ hình ảnh của phước đức như sau:

Sống thọ, mạnh khỏe, không chết đâm chết chém, tử hình. Khi già chết có gia đình con cái quây quần chung quanh gọi là có phúc.

 

Gia đình dù giầu dù nghèo, con cái nên người, có vợ có chồng, nghề nghiệp đàng hoàng, biết hiếu thảo với cha mẹ là nhà có phúc.

Đang lao vào con đường hư hỏng, được quý nhân hoặc thiện tri thức giác ngộ cho, bỏ con đường xấu như gái điếm, trộm cắp, xì-ke ma túy, lường đảo, giang hồ đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê… để trở lại con đường lương thiện là có phúc.

Nghèo mạt rệp tính lao vào đường trộm cắp hoặc tự tử chết, được thiện tri thức hay người tốt chỉ bảo cho rồi lấy lại niềm tin, cố gắng vươn lên rồi có một cuộc sống bình thường…đó là có phúc.

Con gái nhà nghèo nhưng nết na, chịu thương chịu khó, lấy được chồng đàng hoàng, có địa vị, có cơ sở làm ăn, người đời nói “Con nhỏ đó thật có phước” hoặc “Kiếp trước chắc nó có tu.”

Vợ chồng dù giầu nghèo, sống hòa thuận với nhau là có phúc. Gây gổ, đánh đập, giết hại hoặc ly dị nhau là vô phúc.

 

Anh em hòa thuận, thương yêu, đùm bọc nhau là có phúc. Anh em chia lìa hận thù là vô phúc.

Bệnh tưởng chết, gia đình chuẩn bị mua áo quan, may đâu gặp được thầy được thuốc, bệnh hết, người đời gọi là “phước mà qua khỏi”.

Tai nạn thảm khốc, người ta chết hết mà mình sống, người đời gọi đó là “đại phước”.

Một đất nước yên lành, không chiến tranh, không khủng bố, ít thiên tai, dù giầu dù nghèo cũng là “phước báu”.

Vì vậy, “phước đức hay phước báu” chính là những điều tốt lành đến cho bản thân hay gia đình mình, xa hơn cho một cộng đồng, cho một đất nước.

 

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm