Du lịch sinh thái vườn quốc gia: Phát triển kinh tế kết hợp giáo dục môi trường
Đà Nẵng đầu tư gần 26 tỷ đồng xây dựng tuyến kè chống sạt lở khu vực dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô / Cần Thơ: Từng bước khôi phục du lịch sinh thái, thích ứng và an toàn
Theo Báo cáo “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các vườn quốc gia” của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cả nước hiện có 167 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích trên 2,3 triệu ha, trong đó Tổng cục Lâm nghiệp được phân cấp giao trực tiếp quản lý 6 vườn quốc gia (Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Yok Don và Cát Tiên).
Trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng đặc trưng, tổ chức thực hiện tốt hoạt động bảo tồn, cứu hộ, nuôi dưỡng, tái thả động vật hoang dã, các vườn quốc gia cần tiếp tục đa dạng hoá các sản phẩm du lịch sinh thái.
“Tập trung hoàn thành Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2021-2030 các vườn quốc gia. Trên cơ sở đó tổ chức các dự án du lịch sinh sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo các phương thức phù hợp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện thực tế của từng vườn, khai thác đặc trưng về vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, đặc trưng về văn hoá bản địa.
Cần sáng tạo trong hình thức tổ chức để thu hút khách, kết hợp giữa du lịch và giáo dục môi trường; quản lý tốt các tuyến, điểm tổ chức du lịch sinh thái, nhất là các điểm cho thuê môi trường rừng”, báo cáo nhấn mạnh.
Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng việc cân bằng giữa bảo vệ, bảo tồn và phát triển các vườn quốc gia cần phải cách tiếp cận phù hợp.
"Thay vì tư duy làm du lịch để kiếm tiền thì du lịch có thể là cách để tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về tài nguyên của Việt Nam cho bạn bè thế giới. Đây có thể là cách tiếp cận tích cực, được ủng hộ và phù hợp trong giai đoạn hiện nay", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Bộ NN&PTNT hiện đã giao cho Tổng cục Lâm nghiệp sớm triển khai, xây dựng đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, trong đó sẽ đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các giá trị dịch vụ hệ sinh thái trong môi trường rừng theo hướng đa dụng, đa chức năng để tạo nguồn thu cho các ban quản lý rừng, cộng đồng địa phương.
Trong đó, cơ chế tài chính phải tạo được động lực huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội hoá, kích thích tính năng động, sáng tạo của các ban quản lý khu rừng đặc dụng. Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung quy định pháp luật về lâm nghiệp, đặc biệt chú ý đến hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
End of content
Không có tin nào tiếp theo