Du lịch

Hàng không bộc lộ "độc quyền" trong du lịch đến nghẹt thở (?)

DNVN - Ngành hàng không và du lịch có mối liên kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, tuy là một đối tác làm ăn nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp du lịch than phiền đang bị các "ông lớn" hàng không đưa ra các chính sách gây bất lợi trong suốt giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn ra.

Làng cá Nhân Trạch – Quảng Bình: Ngôi làng của câu chuyện cổ tích / Du lịch Quảng Bình: Thiết lập trạng thái vừa chống dịch, vừa đón du khách

Du lịch đang từng bước tìm cách vượt qua khó khăn do đại dịch, với những chiến lược kích cầu liên doanh liên kết, hạ giá sản phẩm nhưng không thay đổi chất lượng, nhằm mục đích cầu du lịch nhằm hỗ trợ ngành du lịch đang trong cơn "thoi thóp" thở. Tuy nhiên, chính sách hoàn, đổi trả vé của các hãng hàng không đang là rào cản lớn đối với ngành du lịch, khi thị trường luôn có những thay đổi đột ngột do dịch bệnh.

Công ty Du lịch Sông Son đang nhận một tour với trên 200 người, nhưng với điều kiện “nếu có sự cố” về dịch bệnh thì tiền đặt cọc khách sẽ được hoàn lại toàn bộ. Với một doanh nghiệp làm du lịch trong giai đoạn khó khăn hiện nay, thì điều kiện trên thực sự gây “đau đầu”, bởi vì chính sách hoàn trả vé của hàng không có mức phí rất cao, thậm chí còn cao hơn cả vé gốc, tương tự tiền cọc khách sạn cũng khó mà hoàn lại được.

Khi booking khách sạn 5 sao, resort, nếu khách không đi nữa sẽ không được hoàn trả lại tiền đặt cọc mà chỉ thay đổi ngày đến. Tương tự với chính sách của các khách sạn, vé hàng không cũng đang gây “mệt mỏi” cho các công ty du lịch. Hiện tại hãng hàng không Vietnam Ailines đang gây những sức ép lớn cho ngành du lịch trong vấn đề hoàn trả vé, khi hãng này mới tăng phí hoàn vé từ 300.000 VNĐ lên 500.000VNĐ.

Vietjet thì ra quy định “định danh vé”, hoàn bảo lưu định danh tiền vé, khách hàng không lấy lại được tiền vé, mà sử dụng cho chuyến đi sau này, thời hạn bảo lưu 365 ngày kể từ ngày khởi hành lần đầu. Theo quy định “định danh” của Vietjet chỉ được sử dụng 1 lần, nếu lần sau mua vé giá cao sẽ bù chênh lệch giá vé, nhưng khi khách hàng mua vé thấp hơn giá cũ thì không hoàn tiền…

Hàng không luôn theo cơ chế độc quyền

Hàng không luôn theo cơ chế độc quyền.

Giám đốc Công ty Sông Son tâm sự: “Với điều kiện này, sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp lữ hành và hành khách booking vé. Vì hiện nay, do dịch bệnh nên nhiều chuyến đi đã phải hủy đột ngột, nên không có gì có thể chắc chắn. Doanh nghiệp lữ hành phải bỏ ra một nguồn tiền lớn đặt cọc vé và khách sạn, nhưng sát ngày bay không thực hiện được chuyến hành trình vì lý do dịch bệnh, chính phủ khuyến cáo hạn chế di chuyển. Khi đó khách sẽ yêu cầu hoàn lại 100% tiền cọc, còn đơn vị lữ hành thì không được hàng không hoàn vé, hoặc hoàn thì phải trả phí cao, khách sạn cũng không cho hoàn lại tiền cọc.

Đại diện Công ty Lữ hành quốc tế Tre Việt chia sẻ, hàng không tăng phí và thay đổi chính sách hoàn vé trong thời điểm dịch bệnh theo hướng có lợi cho các hãng hàng không, nhưng lại đẩy phần khó khăn cho các đơn vị lữ hành, cung ứng dịch vụ du lịch. Giả sử dịch bệnh đột ngột bùng phát thì những tuor đã đăng ký mua vé máy bay sẽ không được hoàn vé, mà bắt buộc phải dời lịch sang thời điểm khác. Điều này gây khó khăn cho du khách vì khách đoàn sẽ rất khó để sắp xếp cho cả đoàn có thể dời lại sang cùng một thời điểm như vậy được.

Sacotour một trong những đơn vị đón tour đoàn hàng đầu hiện nay

Sacotour một trong những đơn vị đón tour đoàn hàng đầu hiện nay.

Cũng theo đại diện Tre Việt Travel, thời điểm này cần lắm sự “chung lưng đấu cật” của toàn thể các đơn vị trong chuỗi cung ứng dịch vụ, để vực dậy ngành du lịch nội địa. Hàng không tăng phí và thay đổi chính sách hoàn vé trong thời điểm này làm cho các công ty lữ hành gặp khó khăn chồng chất.

Theo ông Đoàn Ngọc Tùng, Phó Chủ tịch Du lịch Unessco Hà Nội cho biết: “Hàng không, hay khách sạn 5 sao, họ đang là ông lớn, họ tự đưa ra những luật chơi riêng”.

Theo ông Đoàn Ngọc Tùng, trong giai đoạn hiện nay, khi ngành du lịch đang từng bước vượt qua những khó khăn, thì ngành hàng không cần có một cơ chế hài hòa, không nên áp những luật chơi “ông lớn” để cùng nhau vượt qua đại dịch. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần "ra tay" để tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng, nhất là những ứng xử “không đẹp” của hàng không cần được Nhà nước sớm có ý kiến can thiệp.

Thanh Loan
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm