Dù nam hay nữ, nếu thấy 3 dấu hiệu này khi đi tiểu thì nên đi khám ngay
Bật mí những mẹo hay từ tôm cho món ăn thêm thơm ngon, đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe / Những loại rau cần chần trước khi xào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Lượng nước tiểu giảm
Trong 24 giờ, lượng nước tiểu của một người trưởng thành bình thường là 1000 – 2000ml. Nếu lượng nước tiểu giảm đột ngột hoặc giảm trong nhiều ngày, chúng ta cần xem xét 2 yếu tố.
Một là yếu tố sinh lý, như uống không đủ nước hay đổ mồ hôi nhiều… Và thứ hai là yếu tố bệnh lý, chẳng hạn như bệnh hệ tiết niệu, thận có biến đổi lớn hoặc bệnh khác. Trường hợp này lượng nước tiểu 24 giờ dưới 400ml là thiểu niệu, dưới 100ml là vô niệu.
Với bệnh nhân suy thận, sẽ thường bị giảm lượng nước tiểu mà không có nguyên nhân rõ ràng trong giai đoạn đầu. Điều này thực sự có nghĩa là chức năng bài tiết của thận đã bị tổn thương. Nếu không nhanh chóng can thiệp, suy thận sẽ nhanh chóng diễn tiến và gây ra nhiều bất thường cục bộ cho toàn cơ thể.
Nước tiểu có bọt
Có nhiều người cho rằng đây chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nên chủ quan bỏ qua. Thế nhưng đa số trường hợp nước tiểu có bọt, đều là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý trong cơ thể, nhất là vấn đề ở hệ tiết niệu.
Nếu tình trạng trong nước tiểu có nhiều bọt bóng nổi lên chỉ xuất hiện một hai lần thì đó có thể là do tác động cơ học hoặc chuyển hóa chất tạo nên. Tình trạng này nhanh chóng mất đi thì bạn có thể yên tâm. Còn nếu như nước tiểu nổi bọt xuất hiện nhiều lần và kéo dài, bạn cần phải đi khám thận càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân là bởi thận là cơ quan chính tạo ra nước tiểu nên bất kể vấn đề nào xảy ra tại đây đều ảnh hưởng tính chất của sản phẩm được sản xuất cũng như quá trình đào thải ra môi trường. Những trường hợp như nhiễm trùng thận, viêm thận, suy thận, sỏi,... đều có thể gây ra hiện tượng nước tiểu nổi bọt.
Ngoài ra, nước tiểu có bọt cũng có thể là do bệnh lý khác như tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu, huyết áp hoặc protein niệu quá cao.
Nước tiểu có máu
Nước tiểu có máu hoặc tiểu ra máu được chia thành tiểu ra máu thật và tiểu ra máu giả. Tiểu ra máu giả nói chung là do sinh lý, chẳng hạn như nước tiểu trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ hoặc ăn nhiều chất màu. Tiểu máu thực sự cũng có thể được chia thành 2 loại. Một là tiểu máu vi thể trong đó các tế bào hồng cầu chỉ có thể được quan sát dưới kính hiển vi và tiểu máu đại thể có thể được quan sát bằng mắt thường.
Thận khỏe mạnh thường giữ các tế bào máu trong cơ thể khi lọc chất thải qua nước tiểu. Nhưng khi các bộ lọc của thận đã bị hư hại, các tế bào máu này có thể bị thất thoát vào trong nước tiểu. Chức năng thận suy yếu sẽ làm các chất thải và lượng chất độc đọng lại trong máu, gây hại cho cơ thể. Đồng thời, máu đúng ra phải được lọc giữ lại thì có một số tế bào bị rò rỉ ra ngoài, dẫn đến đi tiểu ra máu.
Ở bệnh nhân suy thận mãn tính do bệnh thận đa nang, việc vỡ nang thường khiến hồng cầu đi vào ống thận thông qua chức năng lọc của cầu thận. Hồng cầu trong ống thận bị vỡ ra gây ra một lượng lớn huyết sắc tố đi vào nước tiểu khiến bệnh nhân tiểu ra chất lỏng đỏ như máu kèm cảm giác đau buốt, khó chịu.
Bên cạnh các triệu chứng điển hình trên thì suy thận còn gây tiểu đêm nhiều hơn, ngáy to và kéo dài, khó thở, đau lưng, bị hôi miệng. Hoặc những triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, phù nề, suy nhược cơ thể, da phát ban và ngứa ngáy…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Tôi mới phát hiện ra ngâm đũa trong loại nước này cả đời không sợ bị mốc, đáng tiếc là hầu như không ai hiểu được điều này
Mẹ chồng cho 50 triệu tổ chức sinh nhật cháu nội và nỗi buồn xé lòng của cô con dâu khi xem lại những thước phim
Tác dụng hữu ích của những nốt sần nhỏ trên chiếc muôi xới cơm, điều không phải ai cũng biết