Đời sống

Dùng ấm siêu tốc theo 5 kiểu này, vừa tốn điện, đóng cặn, nhanh hỏng: Số 2 nhiều nhà mắc phải

Sử dụng ấm siêu tốc không đúng cách vừa gây tốn điện lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong gia đình.

Tưởng chồng lấy tiền tiết kiệm mua bỉm sữa cho con làm công to việc lớn gì, nhưng hóa ra là đem nuôi nhân tình / Để 1 bát nước qua đêm trong tủ lạnh, công dụng tuyệt vời tiết kiệm tiền triệu mỗi năm

Ấm siêu tốc là vật dụng quen thuộc trong căn bếp gia đình. Nó có thiết kế nhỏ gọn, dễ dùng. Thiết bị này thường có công suất lớn, rút ngắn thời gian đun sôi nước. Nếu dùng không đúng cách, ấm siêu tốc có thể tiêu tốn rất nhiều điện lại gây nguy hiểm.

Sử dụng ổ điện chung với các thiết bị khác

Công suất của ấm đun nước khá cao vì vậy bạn nên cắm ấm đun nước vào ổ điện riêng để đảm bảo an toàn, tránh quá tải.

Ngoài ra, không dùng ấm đun nước cùng lúc với các thiết bị điện khác trong nhà nồi cơm điện, bếp điện, bình nóng lạnh, máy giặt... Các thiết bị này đều có công suất dễ gây quá tải, chập, cháy.

am-sieu-toc-01
Ảnh minh họa.

Sử dụng ấm đun nước liên tục

Nhiều người cho rằng việc nấu nước liên tục sẽ giúp tiết kiệm điện vì ấm đã nóng sẵn. Tuy nhiên, dù bạn đun bao nhiêu lần thì ấm vẫn dùng bấy nhiêu điện năng và không hề giảm lượng điện tiêu thụ.

Việc đun nước liên tục sẽ khiến mâm nhiệt nóng lên, vượt quá công suất cho phép và dễ dẫn tới cháy nổ.

Tốt nhất hãy để ấm nguội bớt, giảm nhiệt ở mâm nhiệt rồi mới tiếp tục đun nước.

am-sieu-toc-02

Sử dụng ấm đun nước để nấu thức ăn

 

Một số người có thói quen sử dụng ấm đun nước để nấu canh, luộc trứng, luộc rau... Điều này dễ khiến cặn đóng vào thành ấm và rất khó làm sạch. Mắm, muối bám vào ấm cũng khiến thiết bị nhanh hỏng hơn.

Tốt nhất bạn nên làm theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất. Ấm đun nước thì chỉ nên dùng để đun nước mà thôi.

am-sieu-toc-03

Đổ hết nước trong ấm ra ngoài sau khi nước sôi

Đa số chúng ta sẽ đổ hết sạch nước trong ấm ra ngoài sau khi nước sôi. Tuy nhiên, sau khi nước sôi, ấm ngắt điện, mâm nhiệt vẫn sẽ duy trì ở mức nhiệt độ cao trong một thời gian rồi mới từ từ nguội dần.

Do đó, bạn nên lưu lại một ít nước bên trong ấm để bảo vệ ấm. Đến khi ấm nguội hẳn mới trút hết nước ra.

 

Để ấm đun nước ở gần quạt, máy lạnh

Để ấm đun nước trước các luồng gió quạt, máy lạnh sẽ khiến bạn tốn nhiều năng lượng điện hơn. Nó không chỉ làm hao nhiệt của ấm đun nước, làm nước lâu sôi mà còn khiến máy lạnh hoạt động nhiều hơn để hạ nhiệt của căn phòng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm