Dừng ăn 3 món này là dạ dày khỏe mạnh
4 món ăn từ da động vật, làm mồi nhậu hay ăn với cơm đều ngon 'hết nước chấm' / Sứa đỏ - Món ăn năm nào cũng 'gây sốt' nhưng không phải ai cũng từng thưởng thức
Dưa chua
Các món muối chua không hề tốt cho dạ dày.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thường xuyên ăn các món ngâm chua làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên 4 lần. Thực phẩm bảo quản, hàm lượng nitrit cao hơn, khi vào cơ thể sẽ tạo ra nitrosamine trong môi trường dạ dày, đây là chất rất dễ gây ung thư.
Ngoài ra, quá nhiều muối trong đồ ăn sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khi tiếp xúc với các chất gây ung thư sẽ gây hại trầm trọng hơn cho cơ quan này.
Món ăn nóng
Niêm mạc đường tiêu hóa của con người rất mỏng manh, chỉ có thể chịu đựng thức ăn ở 50 - 60 độ C. Vì vậy, những ai hay ăn đồ vừa nấu chín nên lưu ý bảo vệ sức khỏe.
Nếu bạn ăn đồ nóng thường xuyên, niêm mạc bị tổn thương kéo dài, khó chữa, dễ tiến triển thành ung thư.
Món chiên
Thịt rán ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra hydrocarbon thơm đa vòng, trong đó có benzopyrene. Đây là loại hóa chất sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa như ung thư dạ dày và ruột.
Món ăn nào tốt cho người bệnh dạ dày?
Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp thì các món ăn, cách chế biến thực phẩm cũng có tác động ít nhiều tới bệnh dạ dày người bệnh dạ dày cần chú ý. Thức ăn cần được nấu chín, ninh nhừ, nên chế biến luộc, hấp, tránh ăn nhiều các thực phẩm chiên, rán hay xào vì dầu mỡ làm khó tiêu hóa hơn. Không nên ăn đồ sống, đồ lạnh và sử dụng các chất kích thích để tránh nguy hại cho niêm mạc dạ dày.
Cháo, súp: Đây là những món ăn cực kỳ dễ tiêu hóa, dạ dày không cần phải co bóp nhiều, từ đó hạn chế những cơn đau. Những món cháo, súp thơm ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng lại giúp cơ thể dễ hấp thu các chất. Đây chính là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bệnh dạ dày.
Các món cháo, súp như: Cháo thịt gà, thịt lợn; cháo cá, cháo tôm hoặc các loại cháo hải sản (cháo ngao, cháo hàu) giàu kẽm có tác dụng nhanh lành vết loét; súp thịt bò + cà rốt khoai tây ăn cùng bánh mỳ; súp đậu xanh bí đỏ, súp bắp cải thịt gà.
Bánh mỳ và trứng: Một lựa chọn khác cho những người không thích đồ ăn lỏng, đó là bánh mỳ. Với thành phần chính là tinh bột, ăn bánh mỳ sẽ giúp “thấm sạch” lượng acid dịch vị dư thừa trong dạ dày. Có thể ăn kèm với món trứng giàu protein làm trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Sữa: Sữa tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cùng phong phú, dồi dào như vitamin, protein, đặc biệt là acid lactic mang hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chỉ nên uống sữa sau khi đã ăn những loại thực phẩm trên. Tuyệt đối không sử dụng sữa tươi khi đói bởi nó sẽ khiến dạ dày phải co bóp nhiều dẫn đến các cơn đau thắt vùng thượng vị. Một cốc sữa tươi sau bữa ăn sáng khoảng 1h giúp bồi bổ cơ thể vô cùng hợp lý.
Các loại nước ép rau quả và sinh tố từ trái cây tươi: Có tác dụng cung cấp các vitamin và khoáng chất có tác dụng nhanh lành vết loét. Nước ép bắp cải, giá đỗ, cà rốt, củ đậu, dưa hấu; các loại sinh tố từ trái cây tươi như sinh tố đu đủ, xoài, sinh tố bơ và sữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ