Đừng bao giờ ăn chung thịt vịt với những món “xung khắc” này vì độc khủng khiếp, gây hại sức khỏe
Nghệ thuật hóa giải chuyện mẹ chồng - nàng dâu / Mẹo “trị” chồng lười
Khi bàn về các món đặc sản của người Việt Nam, chúng ta không thể nào bỏ quên thịt vịt – một loại thực phẩm dân dã, là nguyên liệu của hàng nghìn món ăn từ mộc mạc đến đẳng cấp 5 sao. Thịt vịt chỉ luộc thôi cũng đã ngon lắm rồi, nhưng chỉ cần kết hợp với một số loại nguyên liệu khác, người Việt có thể làm nên những món ăn khiến du khách nước ngoài phải nhớ mãi, đó là món vịt nấu chao, vịt om sấu, vịt xào gừng, vịt kho sả, vịt hầm bia…
Đánh giá về thịt vịt, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết đây là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị, có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tim mạch, lao phổi và ung thư...
Còn theo y học hiện đại, cứ 100g thịt vịt lại có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.
Lương y Sáng cho rằng, việc ăn thịt vịt ít nhất 1 lần/tuần có thể giúp mọi người bổ sung dinh dưỡng, kéo dài cuộc sống. Tuy nhiên, ăn thịt vịt cũng không nên tùy tiện, phải tránh kết hợp nó với một số thực phẩm "xung khắc" kẻo sinh độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Những món "xung khắc" tuyệt đối không kết hợp với thịt vịt
- Trứng gà: Theo lương y Sáng, thịt vịt tuyệt đối không ăn kèm trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.
- Thịt rùa: Nếu ăn thịt rùa chung với thịt vịt sẽ làm cho cơ thể bạn rơi vào tình trạng "âm thịnh dương suy", từ đó gây phù nề, tiêu chảy.
- Thịt ba ba: Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, thịt vịt và thịt ba ba có chứa chất kỵ với nhau, nếu kết hợp sẽ gây ra phù phũng, tiêu chảy. Thêm vào đó, thịt vịt vốn chứa nhiều đạm còn thịt baba lại có nhiều chất sinh học có thể làm biến đổi chất đạm và giảm dinh dưỡng của 2 loại thịt này.
- Quả mận: Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Trong khi đó, quả mận khi ăn vào sẽ gây ra nóng ruột. Nếu bạn ăn 2 thực phẩm này cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột, hại sức khỏe.
Nên kết hợp thịt vịt với món gì để gia tăng dinh dưỡng?
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, để thịt vịt bổ dưỡng nhất, mọi người nên chế biến kết hợp với một số món bên dưới đây.
- Dưa chua: Dưa chua vốn có nhiều axit, nếu ăn chung sẽ bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đây còn là bài thuốc hiệu quả với người bị sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, sưng phù.
- Cải thảo: Thịt vịt có chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol… vì vậy nếu ăn cùng loại rau chứa nhiều vitamin C như cải thảo sẽ có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.
- Củ mài: Ăn thịt vịt chung với củ mài có thể giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt hiệu quả bồi bổ rất tốt.
- Cháo: Món cháo vịt có thể làm giảm chất béo trong cơ thể, ngoài ra món này sẽ bổ sung protein cần thiết cho cơ thể, lại có thể đào thải chất dư thừa.
- Kim ngân hoa:Trong Đông y, thịt vịt nổi tiếng với công dụng tiêu sưng, trị nhiệt độc, mụn độc. Còn kim ngân hoa lại có công dụng trong giải độc, tiêu trừ mụn, nhuần da… 2 món này ăn kèm với nhau sẽ là liều "thuốc quý" cho da.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện