Nguyên tắc cơ bản khi bổ sung bữa ăn phụ cho người tiểu đường
Vợ tôi muốn sống chung nhưng mẹ nhất quyết không chịu / Bàng hoàng phát hiện chồng ngoại tình, bồ nhí mang thai
Đối với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh. Với một chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cả về lượng và chất có thể giúp cân bằng đường huyết, duy trì tình trạng cân bằng, an toàn khi mắc bệnh.
Người bệnh tiểu đường cần xây dựng thực đơn ăn uống để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa.
Người bị bệnh tiểu đường không chỉ cần biết cách bổ sung thực phẩm phù hợp trong các bữa ăn chính mà còn đảm bảo ăn bữa phụ đúng cách. Theo đó, những lưu ý khi bổ sung bữa ăn phụ cho người tiểu đường như sau:
Ăn ít hơn so với bữa chính
Lượng ăn trong bữa ăn phụ cần ít hơn so với bữa chính. Người tiểu đường chỉ nên ăn bổ sung hàm lượng tinh bột 15g trong 1 lần ăn bữa phụ, tương đương 150g vải tươi (5-7 quả vải), 330ml sữa không đường, 170g thanh long (1/3 quả), 300g dưa hấu (3 miếng), 600g bơ vỏ xanh (1 quả bơ nhỏ)…
Bổ sung bữa phụ đúng cách sẽ giúp người bệnh tiểu đường cải thiện được việc tăng đường huyết.
Lượng ăn bữa phụ quá nhiều sẽ khiến bệnh tình trầm trọng hơn.Duy trì thói quen này lâu ngày có thể dẫn đến lượng đường máu sau khi ăn tăng cao. Đồng thời, người bệnh còn dễ đối mặt với các biến chứng tiểu đường nguy hiểm như suy thận, mờ mắt, hoại tử chi, thậm chí là đột quỵ…
Chọn đúng loại thực phẩm
Người bệnh nên lưu ý kỹ khi chọn thực phẩm cho bữa phụ. Nên chọn các loại thực phẩm có hàm lượng đường thấp và chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình.
Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên tránh những thực phẩm như khoai tây, khoai lang, củ cải, miến dong, bột sắn, mỳ sợi, bánh kẹo, bánh mì, nước hoa quả ép, hoa quả sấy khô… Đây đều là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Chẳng hạn, chỉ số đường huyết của khoai tây là 104, củ cải là 97 - rất cao. Bổ sung những thực phẩm không phù hợp vào bữa phụ, trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến khó kiểm soát đường huyết, người bệnh dễ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đo đường huyết trước khi dùng bữa phụ
Hạ đường huyết có thể dẫn đến hôn mê và bất tử. Nhiều người bệnh, chỉ vừa có cảm giác đói đã dùng bánh, kẹo hoặc thức ăn có đường đơn nhằm phòng bị hạ đường huyết. Tuy nhiên chưa hẳn đây là cảm giác đói do đường máu hạ thấp. Chọn sai thực phẩm để ăn bữa phụ có thể dẫn đến tình trạng máu tăng vọt. Thậm chí, về lâu dài có thể dẫn đến trồi sụt đường máu hoặc các biến chứng nguy hiểm như mờ mắt, suy thận, hoại tử chi, tim mạch…
Ngay cả khi cảm thấy đói, người bệnh cũng cần cẩn thận đo đường huyết. Khi đường huyết cao, có thể dùng những thức ăn giàu đạm như thịt, trứng,... để bổ sung cho bữa phụ. Đây là những thực phẩm giúp lấp đầy cơn đói một cách an toàn. Ngược lại, nếu có dấu hiệu hạ đường huyết thì người tiểu đường cần kịp thời ăn các thức ăn như đường, sữa, bánh, kẹo… Đây là những thức ăn có tốc độ làm tăng đường máu nhanh và giúp trán hôn mê sâu, tử vong.
Cân đối lượng ăn cho phù hợp
Trong bữa phụ, nên ăn những thực phẩm ngũ cốc, sữa… dành riêng cho người tiểu đường. Nhiều người mắc phải sai lầm khi ăn quá nhiều các thực phẩm có chữ “No suger” (không có đường). Trên thực tế, dịch đúng nghĩa của từ “No sugar added” là sản phẩm không được “cho thêm đường” trong quá trình sản xuất và đóng gói. Cũng có nghĩa rằng đây là sản phẩm đó có thể đã chứa sẵn chất đường tự nhiên. Chẳng hạn, trong một hộp “sữa tươi không đường” 200ml đã có sẵn khoảng 9g đường.
Người bệnh cần xem xét kỹ càng thực phẩm đó chứa bao nhiêu đường tự nhiên để có thể cân đối lượng ăn cho phù hợp. Trên những sản phẩm nếu có chữ như 'đường’, 'glucose’, 'fructose’, 'sucrose’, 'sugar’, 'lactose’,'maltose’, 'carbonhydrate’ đều chỉ thị rằng sản phẩm đó có chất đường.
Bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị rằng nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất
Một số nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường
- Để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no, nên ăn đúng giờ.
- Duy trì cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày ổn định. Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều.
- Sau khi ăn, cần vận động tránh nằm, ngồi một chỗ. Mỗi ngày dành khoảng 30 phút thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Hy vọng với những thông tin về bữa ăn phụ cho người tiểu đường vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe ổn định nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo