Đời sống

Đừng chủ quan nếu bạn chảy nước miếng khi ngủ, bởi rất có thể đó là tiền thân của vô vàn loại bệnh nguy hiểm

DNVN - Chảy nước miếng khi ngủ không còn chỉ là chuyện vụn vặt, mà là tín hiệu cảnh báo về những mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Những dấu hiệu có thể bạn đã bị ung thư thực quản / Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường ở phụ nữ ngoài 40

Chảy nước miếng khi ngủ không chỉ đơn thuần là mất vệ sinh, mà là một biểu hiện đầy hàm ý tiềm ẩn về những vấn đề sức khỏe. Sự kết hợp giữa việc chảy nước miếng và sự xuất hiện của các bệnh lý nghiêm trọng tạo nên mối liên kết không thể bỏ qua.

Trong cuộc sống hàng ngày, chảy nước bọt - chảy nước miếng khi ngủ có thể không được coi trọng, thậm chí được coi là điều tự nhiên trong tình trạng mệt mỏi. Tuy nhiên, những hiện tượng này không thể lơ là, bởi chúng đại diện cho những bất thường trong cơ thể, cảnh báo vô số loại bệnh nguy hiểm. Điều này không chỉ là một thói quen xấu nữa, mà có thể tín hiệu của những căn bệnh nội khoa nguy hiểm dưới đây.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Nếu bệnh xảy ra liên tục thì sẽ vô tình gây nên vài tổn thương như viêm loét ở thực quản. Các bệnh nhân cho biết họ thường cảm thấy khó nuốt và cảm giác như có cục u gì đó chặn lại tại cổ họng.
Vậy căn bệnh này có liên quan gì với việc chảy nước miếng khi ngủ? Theo các chuyên gia giải thích, nước bọt tích tụ quá nhiều trong miệng khi ngủ sẽ làm cơ thể tự nuốt xuống trong vô thức. Nhưng đúng khoảnh khắc đó thì nước bọt bị cục u kia chặn lại, không xuôi xuống cổ họng được nên phải chảy bớt ra bên ngoài.
2. Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ
Theo tờ Bác sĩ Gia Đình, Trung Quốc, ngưng thở lúc ngủ là triệu chứng cho thấy bạn đang bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Lúc này cơ thể sẽ thường xuyên ngưng thở vào giữa đêm – lúc mà mọi cơ quan đang nghỉ ngơi. Lâu dần sẽ khiến chị em chảy nước bọt ra ngoài liên tục vì cơ thể không thể nào điều tiết hoạt động được nữa.
Tình trạng ngưng thở liên tục này làm cơ thể thường xuyên thiếu oxy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạch máu ở phổi, tim, thận, tuyến tụy, não... rồi dẫn đến nhồi máu cơ tim, cao huyết áp hay đột quỵ . Mặc dù không làm cơ thể tử vong ngay lập tức, nhưng chứng ngưng thở khi ngủ sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Theo chuyên gia cho hay, ngưng thở khi ngủ khoảng 5 lần/giờ là bình thường, 5 – 15 lần/giờ là mức nhẹ và 15 lần trở lên là rất nặng.
3. Viêm nhiễm vòm miệng
Bình thường khi ngủ, cơ thể sẽ tự động sản xuất ra nước bọt để diệt vi khuẩn có trong khoang miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nhiễm trở nặng thì cơ thể còn bị kích thích tiết nước bọt nhiều hơn nữa. Khi đó, cơ thể không thể nào nuốt hết nước bọt được mà phải đẩy bớt ra bên ngoài.
4. Xoang mũi bị tắc
Những bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính, hay chỉ đơn giản là nghẹt mũi do cảm lạnh, nhiễm trùng cũng rất dễ bị chảy nước bọt khi ngủ. Bởi lúc ngủ bình thường thì cơ thể sẽ thở bằng mũi, ngược lại mũi bị tắc thì phải thở bằng miệng. Thêm vào đó, khi ngủ thì cơ hàm sẽ thả lỏng khiến nước bọt chảy ra ngoài nhiều hơn.
5. Rối loạn nuốt
Rối loạn nuốt thường là một di chứng tai biến mạch máu não rất thường gặp. Ngoài việc làm bệnh nhân khó khăn trong ăn uống, rối loạn nuốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hít sặc, viêm phổi, khó thở và có thể dẫn đến tử vong. Cũng ít ai biết rằng, chảy nước bọt khi ngủ là một dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh rối loạn nuốt, thậm chí là tiền đề của bệnh ung thư.
6. Do tác dụng của thuốc
Các loại thuốc như thuốc mất ngủ, thuốc chống loạn thần, thuốc điều trị Alzheimer, kháng sinh... đều có thể khiến nước bọt tiết ra khi ngủ nhiều hơn so với bình thường. Vậy nên nếu đã uống các loại thuốc này, chị em nên ngủ đúng tư thế, không nằm nghiêng nằm sấp, tập dần có thể cải thiện bệnh.
Ngoài việc đi khám để xem mình mắc bệnh gì, các chuyên gia cũng khuyên nên thử qua các cách khắc phục sau, tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả:
- Không để xoang mũi bị lạnh hay tắc nghẽn.
- Tắm nước nóng trước khi ngủ sẽ làm đường thở được thông thoáng hơn, từ đó cải thiện sức khỏe của mũi.
- Xông tinh dầu.
- Kê cao gối ngủ và ngủ đúng tư thế.
Tuệ Tâm (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm