Đừng cố uống nhiều sữa nếu bạn xuất hiện hội chứng không dung nạp lactose dưới đây!
8 câu chuyện nhỏ chứa đựng ý nghĩa lớn giúp bạn thay đổi cách nhìn cuộc sống / Tự sự của cô gái sống để làm hài lòng người khác
Kem, phô mai, cà phê sữa là những loại thực phẩm đường sữa (lactose) được sử dụng rất phổ biến ngày nay. Tuy nhiên, dù sở hữu hương vị tuyệt vời hay hình thức bắt mắt, đối với một số người, chúng có thể gây nên cảm giác vô cùng khó chịu.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, phần lớn mọi người, khoảng 65%, không thể tiêu hóa được đường sữa. Giới y học gọi đây là hội chứng không dung nạp lactose. Do tình trạng này rất phổ biến, bạn nên trang bị cho bản thân thông tin về dấu hiệu nhận biết, triệu chứng liên quan và biện pháp khắc phục. Có lẽ, sau khi tham khảo một vài thông tin dưới đây, bạn sẽ nhận thấy thay đổi chế độ ăn uống hiện tại là việc làm vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
Không dung nạp lactose là gì?
Lactose là một loại đường rất dễ bắt gặp trong các sản phẩm sữa. Cơ thể sẽ phá vỡ và hấp thụ chúng nhờ một hợp chất khác mang tên lactase. Các tế bào trong ruột non chịu trách nhiệm sản xuất lactase. Khi cơ thể không đáp ứng đủ chất này để phá vỡ cấu trúc lactose, bạn sẽ gặp phải tình trạng kém hấp thụ lactose.
Theo Viện Tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và Thận (NIDDK), hội chứng không dung nạp lactose xảy ra khi các triệu chứng do tình trạng kém hấp thụ này xuất hiện.
Về cơ bản, những người kém hấp thụ lactose vẫn có khả năng sản xuất đủ lượng lactase cần thiết để tiêu hóa đường mà không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Nếu sử dụng các sản phẩm từ sữa khiến bạn khó chịu, đừng ngại ngần đến gặp các chuyên gia để được tư vấn. Đôi khi việc loại bỏ nhóm thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn hàng ngày lại có thể giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Chế độ ăn không đường sữa thực sự có thể giúp bạn giảm cân, cải thiện làn da và tránh đầy bụng. Tuy nhiên, Keri Gans, chuyên gia dinh dưỡng tại thành phố New York khuyến cáo, nếu không thực sự cần thiết, mọi người nên tiêu thụ loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nhìn chung, sữa là nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin D, protein và canxi, chất dinh dưỡng quan trọng góp phần bảo vệ xương chắc khỏe.
Triệu chứng không dung nạp lactose là gì?
Các dấu hiệu của hội chứng này thường xuất hiện vài giờ sau khi tiêu thụ các sản phẩm sữa. Nhìn chung, theo NIDDK, triệu chứng bao gồm đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn và đau dạ dày.
Rabia de Latour, chuyên gia y khoa, bác sĩ tiêu hóa kiêm phó giáo sư tại Trung tâm NYU Langone cho biết, ba dấu hiệu đầu tiên, tiêu chảy, đau bụng và đầy bụng là các triệu chứng phổ biến nhất. Theo NIDDK, khi lactose không thể tiêu hóa được di chuyển tới đại tràng, vi khuẩn sống tại khu vực này sẽ phá vỡ nó, từ đó tạo ra thêm chất lỏng và khiến bạn đi ngoài thường xuyên.
Làm thế nào để giải quyết tình trạng này?
Các bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng không dung nạp lactose bằng một vài biện pháp khác nhau. Bác sĩ Latour cho biết, tình trạng này hầu hết thường được chẩn đoán lâm sàng. Người bệnh cần xác định các loại thực phẩm gây triệu chứng và bác sĩ sẽ dựa trên điều này để đưa ra kết luận chính xác. Khi lắng nghe người bệnh giải thích về dấu hiệu, họ có thể xác định đây là vấn đề về lactose hay không.
Bác sĩ cũng có khả năng yêu cầu bạn giữ một cuốn nhật ký thực phẩm. Ghi chép thức ăn đã tiêu thụ trong ngày sẽ giúp mọi người tìm ra nguyên nhân khiến đường tiêu hóa gặp vấn đề và đưa ra giải pháp khắc phục. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khuyên người bệnh thực hiện nội so nhằm hỗ trợ quá trình chẩn đoán.
Nếu bạn thuộc nhóm người không dung nạp được lactose, đừng quá lo lắng vì tình trạng này có khả năng được kiểm soát dễ dàng. Việc làm đầu tiên là hạn chế hoặc loại bỏ các thực phẩm chứa đường sữa ra khỏi chế độ ăn. Theo bác sĩ Latour, đây không phải là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, chúng chỉ gây bất tiện và hoàn toàn có thể kiểm soát được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ mùng 1 Tết, 3 con giáp này sẽ chính thức đổi vận, tài lộc dồi dào và tình duyên gặp nhiều may mắn
Hé lộ về cuộc sống của vợ người giàu nhất Ấn Độ: Có 600 người giúp việc, giày chỉ đi 1 lần duy nhất
Không gian Tết xưa ở làng cổ Đường Lâm hút giới trẻ
4 “hiện tượng lạ” xuất hiện gần cuối năm, rất khác so với những năm trước
Nghề ‘hốt bạc’, kiếm bội tiền ngày 29 Tết, nghe xong ai cũng kêu ‘dễ ợt’
Những món ăn nhất định phải thưởng thức trong ngày đầu năm mới để mang lại nhiều may mắn