Đừng lạm dụng thuốc giảm đau, đau bụng khi 'đèn đỏ' hãy dùng cách này
Cách bổ sung canxi cho người không dung nạp lactose trong sữa / Mẹo làm đẹp từ muối khoáng đơn giản nhưng ít người biết đến
Khổ sở vì đau bụng kinh
N.T.M. 24 tuổi, Hà Nội đến tìm bác sĩ than thở cô thường xuyên bị đau bụng kinh, thậm chí có những lần đau quá không chịu nổi M. phải tự mua thuốc giảm đau về uống. Mỗi lần tới chu kỳ là cô rất áp lực, không làm được việc gì.
Khi khám cho M. bác sĩ cho biết nguyên nhân đau bụng kinh của cô đó là do tình trạng lạc nội mạc tử cung gây ra. Lúc này, bác sĩ điều trị cho M. và khuyên cô nên kết hôn để sinh con thì sẽ giảm tình trạng đau bụng khi đến chu kỳ.
Theo BS. Bùi Thị Yến Nhi - Khoa Khám Bệnh Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 3, TP.HCM, đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là cơn đau xảy ra ở vùng bụng dưới trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Ở một số người, cơn đau có thể chỉ âm ỉ hơi khó chịu, nhưng ở một số người cơn đau xảy ra liên tục co thắt dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
BS Nhi cho biết thống kinh chia làm 2 loại chính:
Thống kinh nguyên phát: trong 1-2 ngày đầu kỳ kinh, nồng độ prostaglandin ở nội mạc tử cung tăng lên làm kích hoạt cơn đau. Xảy ra từ lúc bắt đầu có kinh nguyệt, cơn đau có thể giảm dần theo tuổi, hoặc cũng có thể giảm sau khi sinh con.
Thống kinh thứ phát: thường xuất hiện muộn sau nhiều chu kì kinh (thường độ tuổi 30-40), cơn đau kéo dài, có khi xuất hiện trước cả khi có kinh hoặc hết kinh. Do nhiều nguyên nhân như: bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Ngoài đau bụng kinh bệnh còn có một số triệu chứng khác đi kèm như: khí hư nhiều, có mùi; kinh nguyệt không đều; ra máu bất thường giữa các kỳ kinh...
Đừng lạm dụng thuốc giảm đau khi đến kỳ kinh nguyệt. Ảnh minh họa |
Cách trị thống kinh
Theo bác sĩ Bùi Thị Yến Nhi, hiện nay nhiều bạn gái trẻ lạm dụng uống thuốc giảm đau (Paracetamol, NSAIDs,…) và thuốc tránh thai tại nhà mà không tham vấn ý kiến bác sĩ dẫn đến quá liều hay gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Theo bác sĩ, khi bị thống kinh có một số cách đơn giản bạn có thể tự làm trước nghĩ đến việc uống thuốc như:
Tự pha một số trà thảo mộc (trà quế hồng táo, trà gừng): do ức chế một phần cơ thể sản xuất prostaglandin. Uống trong 2-3 ngày đầu hành kinh có thể hỗ trợ giảm đau bụng kinh.
Túi chườm ngải tại nhà (làm giảm co thắt cơ tử cung): Lấy tất dày, bỏ gạo, muối hạt, lá ngải cứu sau đó cột lại. Bỏ vào trong lò vi sóng làm nóng từ 1-2 phút. Sau đó lấy ra bọc một lớp khăn mỏng phía ngoài rồi chườm ấm vùng bụng dưới và vùng thắt lưng cùng trong 15-20 phút mỗi lần.
Ngải cứu được xem là cách được sử dụng khá nhiều trong việc giảm những cơn đau bụng trong ngày đèn đỏ. Cách dùng tốt nhất là vắt là ngải cứu tươi lấy nước uống hoặc hãm là ngải cứu khô với nước nóng. Tuy nhiên, có nhiều chị em không chịu được vị đắng của lá ngải cứu thì có thể thái nhỏ rồi rán với trứng, cách làm này có thể sử dụng như thức ăn trong ngày.
BS khuyến cáo nếu nhận thấy lần đau bụng ngày "đèn đỏ" này của bạn có nhiều dấu hiệu bất thường mà trước đây chưa từng có thì phải đến ngày nhưng phòng khám phụ khoa uy tín để kiểm tra chính xác tình hình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ