Gà thắp hương đêm giao thừa nhất định phải vứt bỏ bộ phận chứa nhiều độc tố này, cố ăn sẽ mang bệnh
Chọn thực phẩm thay thế những món ăn quen thuộc ngày Tết để tránh béo phì / Có ngược đời khi mẹ chồng giục về tôi vẫn không muốn ăn Tết nhà ngoại?
Trong mâm cỗ cúng giao thừa ngày Tết của người Việt có thể ít hoặc nhiều món nhưng có một sự thật là không bao giờ thiếu đi một đĩa thịt gà luộc chắc nịch, giòn dai và vàng óng. Theo văn hóa dân gian, thịt gà tượng trưng cho con đường tài lộc hanh thông, chính vì vậy ngay khi mở đầu năm mới, mọi người đều gắp cho nhau một miếng thịt gà để tỏ ý mong muốn điều này.
Trong Đông y, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc. Thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường... rất phù hợp để tăng cường sức khỏe vào những ngày đầu năm.
Vậy nhưng, các chuyên gia đã cảnh báo có một số bộ phận của gà tích tụ rất nhiều độc tố, không nên ăn để tránh lây bệnh:
Phao câu
Người xưa có câu "Nhất phao câu, nhì đầu, cánh" là đã đủ để nói lên độ quý giá của bộ phận này. Cả con gà chỉ có duy nhất một miếng phao câu, thịt lại dai chắc và béo ngậy hơn hẳn những vị trí khác nên được rất nhiều người thích.
Thế nhưng, phao câu gà lại là nơi tập trung nhiều độc tố nhất, trong quá trình ăn uống, gà nuốt rất nhiều vi khuẩn, virus... nhưng không đào thải được ra bên ngoài mà tích tụ hết lại trong phao câu. Bộ phận này chẳng khác nào "kho chứa" vi khuẩn nên nếu bạn có sở thích ăn phao câu gà cần cẩn trọng.
Da gà
Đừng vì thấy da gà béo ngậy, giòn dai mà vội ăn nhiều, bộ phận này có chứa rất nhiều chất béo vì thế cholesterol mà bạn hấp thụ vào sẽ càng cao.
Phổi gà
Phổi gà không sạch sẽ và tốt như bạn tưởng bởi trong các phế nang có tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Sau khi bà bị giết, phổi chưa thể được làm sạch ngay khiến vi khuẩn sinh sôi, nảy nở rất nhanh. Nhiệt độ cao cũng khó mà giết hết được lượng vi khuẩn có trong phổi gà.
Mề gà
Mề gà vốn dĩ là bộ phận có trách nhiệm xay nhuyễn thức ăn, vì thế nó hoàn toàn có thể tích tụ lại những thứ cặn bã, độc hại. Không những vậy, độc tố của gà thường tập trung nhiều trong quá trình chuyển hóa của gan và thận. Bạn không nên ăn gan gà, mề gà và thận gà để tránh tích độc vào người.
Cổ gà và đầu gà
Phần cổ và đầu gà đều là những vị trí tập trung rất nhiều hạch bạch huyết. Nếu ăn nhiều 2 bộ phận này, bạn sẽ dung nạp vào người một lượng độc tố không nhỏ. Tốt nhất là nên vứt đi để tránh mắc bệnh.
6 nhóm người sau nên tránh ăn nhiều thịt gà ngày Tết
Dù gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh nhưng lương y Vũ Quốc Trung cho rằng không phải ai cũng nên ăn thịt gà. Nếu mắc những bệnh sau mà ăn thịt gà thì hậu quả khôn lường:
- Người mới phẫu thuật: Bệnh nhân mới mổ xong mà ăn thịt gà sẽ gây cảm giác ngứa da.
- Người bị vết thương hở: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương.
- Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: Da gà và lòng trắng trứng gà có nhiều mỡ, cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều.
- Người đang bị thủy đậu: Thịt gà, da gà sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho các nốt thủy đậu. Đồng thời dễ để lại sẹo.
- Người đang bị táo bón, khó tiêu: Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì loại thịt này rất khó tiêu.
- Người bị sỏi thận: Thịt gà được biết đến như loại thực phẩm giàu protein, có thể khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành sỏi thận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu
Bộ phận nào của con lợn ngon nhất?