Gan bị hủy hoại nặng nề hơn cả hút 10 điếu thuốc lá một ngày nếu cứ giữ 6 thói quen tai hại này
Màu sắc đôi môi phản ánh chính xác 90% về sức khỏe: Môi đỏ đậm là dấu hiệu bệnh gan, môi trắng thiếu máu / Cảnh báo: Đừng ăn nhiều thực phẩm này vào ngày hè kẻo người nóng bừng bừng, mụn mọc chi chít
Thiếu ngủ
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng giúp mọi cơ quan trong cơ thể tự điều chỉnh lại chức năng của mình. Nếu thiếu ngủ, quá trình tự điều chỉnh cân bằng cơ thể, từ đó có thể gây tổn hại cho gan cũng như các cơ quan khác, hệ miễn dịch bị giảm sút, sinh ra nhiều bệnh tật.
Theo các nhà khoa học, tốt nhất mỗi tối chúng ta nên đi ngủ trước 23 giờ và đảm bảo ngủ đủ 7 đến 8 giờ trong một ngày để gan có thời gian bài trừ độc tố và đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
Uống quá ít nước
Việc không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên chức năng thải độc của gan. Khi gan bị mất nước, gan cũng sẽ mất khả năng dự trữ. Và khi đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên.
Ảnh minh họa
Một ngày, bạn nên cố gắng uống đủ 2 lít nước để gan và các bộ phận khác trong cơ thể thực hiện chức năng của mình một cách tốt nhất.
Ăn quá mặn
Việc ăn quá mặn mỗi ngày sẽ làm sự gia tăng các tế bào chết và quá trình sản sinh tế bào bị ức chế, góp phần dẫn đến chứng xơ hóa, giai đoạn đầu của xơ gan.Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên ăn tối đa một muỗng cà phê muối mỗi ngày.
Không ăn sáng hoặc nhịn ăn
Với sự phát triển kinh tế, xã hội, ở Việt Nam số người thừa cân béo phì không ngừng tăng lên. Trong đó nhiều người cố gắng giảm cân bằng cách nhịn ăn sáng, hoặc coi nhịn ăn như một cách để thải độc cơ thể. Điều này rất phản khoa học, thậm chí ảnh hưởng tới hoạt động của gan.
Chuyên gia cho biết, khi nhịn ăn, không chỉ gan mà toàn bộ cơ thể đều không được cung cấp năng lượng trong một thời gian dài, khi không có năng lượng, gan cũng không thể hoạt động hiệu quả. Gan cần phải được cung cấp năng lượng thường xuyên nó sản xuất ra nhiều enzyme để thải độc tố. Muốn thải độc, gan phải làm việc chứ không phải nằm im mà thải được độc.
Sử dụng thuốc không hợp lý
Đây là một trong những nguyên nhân vô tình người bệnh gây ra “gánh nặng” cho lá gan của mình. Nhiều người khi sử dụng các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc, xuất xứ gây ngộ độc gan.
Thậm chí cả thuốc tây, có nhiều thuốc khiến men gan tăng. Vì vậy, khi bệnh nhân đi khám bệnh về gan hãy chia sẻ về các loại thuốc mà mình đang sử dụng. Bởi có nhiều loại thuốc chữa bệnh gây tăng men gan, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc đối với mỗi bệnh nhân để vừa chữa được bệnh vừa không làm tăng nặng bệnh gan. Có những loại thuốc khi dừng, men gan sẽ trở lại bình thường.
Thức quá khuya và ngủ dậy quá muộn
Việc thường xuyên thức quá khuya và ngủ dậy muộn sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan. Khi cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, nhu cầu máu của các bộ phận được giảm xuống thì máu được trở lại gan. Như vậy, khi cơ thể chúng ta phải làm việc hay học tập, nhu cầu máu càng ngày càng gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan giảm ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan gây giảm khả năng miễn dịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 điều kiêng kị trên bàn thờ ngày Tết rất dễ phạm phải, gia đình nào cũng cần lưu ý
3 con giáp khổ trước sướng sau, càng già càng giàu có, lộc lá rải khắp nhà
Ba con giáp sinh ra đã là người cao thượng, cuộc sống viên mãn, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc rủng rỉnh
Loại rau được ví như 'thần dược' ở Việt Nam: Giá 1 kg bằng một bát phở, lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Loại củ làm gia vị đắt đỏ nhất thế giới được trồng tại Việt Nam: 2 năm mới được thu hoạch, giá 6 triệu/kg