Gánh nặng công việc chăm sóc không được trả lương cản trở nhiều lao động nữ
Giải thưởng WEPs: Lan tỏa nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới / Hoàng đế quái đản nhất nhì lịch sử Trung Hoa: Thu nạp cô cô làm phi tử, vì 'bình đẳng giới' mà tìm 30 nam sủng cường tráng cho tỷ tỷ
Sáng 12/7, Trung tâm Phân tích và Dự báo - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (CAF), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo “CVCSKL đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam, thực trạng và giải pháp”.
Theo Tổ chức về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Trên khắp thế giới, phụ nữ dành thời gian cho CVCSKL nhiều hơn nam giới từ hai đến mười lần.
Sự phân bổ không đồng đều về trách nhiệm chăm sóc này có liên quan đến các thể chế xã hội còn định kiến về vai trò giới. Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác dẫn đến gánh nặng công việc chăm sóc không lương bao gồm các công trình hạ tầng chưa đề cao tính nhạy cảm về giới hay thiếu dịch vụ chăm sóc có chất lượng.
Theo nghiên cứu tổng quan tài liệu, ở Việt Nam, gánh nặng CVCSKL nặng nề và bất bình đẳng đối với phụ nữ đã cản trở nhiều phụ nữ trong độ tuổi lao động có được việc làm được trả lương và việc làm bền vững.
Khi dân số Việt Nam già hóa, gánh nặng chăm sóc người cao tuổi không được trả công tăng lên, ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ. Trong khi đó, tình trạng già hóa dân số đòi hỏi phải tăng cường sự tham gia thị trường lao động của lao động nữ, gồm cả tăng số giờ làm việc và năng suất, để Việt Nam có thể tăng đáng kể GDP bình quân đầu người và đạt được tham vọng trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2025 và thu nhập cao vào năm 2045.
Chia sẻ tại hội nghị, bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam nhấn mạnh: “Bất bình đẳng giới trong công việc chăm sóc không được trả lương là một trong những yếu tố gây ra khoảng cách giới trong kết quả lao động, chẳng hạn như tham gia lực lượng lao động, tiền lương và chất lượng công việc.
Giải quyết các định kiến và chuẩn mực giới là bước đầu tiên trong việc phân bổ lại trách nhiệm chăm sóc và nội trợ giữa phụ nữ và nam giới, để từ đó, người phụ nữ có thể tham gia công bằng vào thị trường lao động, tạo thu nhập cho bản thân, gia đình và nâng cao vị thế, tiếng nói của họ trong các quyết định liên quan”.
Nhằm giải quyết vấn đề gánh nặng CVCSKL, CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện các nghiên cứu để tìm hiểu bằng chứng và thiết kế các can thiệp nhằm giúp cộng đồng và các bên liên quan nhìn nhận đúng thực trạng việc phân bổ CVCSKL và giá trị của loại công việc này đối với gia đình và xã hội; từ đó tìm ra giải pháp cho việc thay đổi khuôn mẫu xã hội, tăng vai trò của nam giới và cái thiện sự sẵn có và tiếp cận được của các dịch vụ chăm sóc.
Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị: Để đảm bảo tính nhất quán và so sánh giữa các quốc gia, Việt Nam cần có một sự thống nhất về khái niệm CVCSKL, khái niệm này nên được đồng nhất với khái niệm đang được sử dụng toàn cầu.
Bên cạnh đó, những khảo sát ở cấp quốc gia về vấn đề này cũng cần sử dụng phương pháp nhật ký thời gian để đo lường thời gian dành cho CVCSKL một cách chính xác nhất, hỗ trợ cho quá trình theo dõi và giám sát mục tiêu phát triển bền vững.
Ngoài ra, việc theo dõi và giám sát này nên được phân tổ theo các nhóm dân tộc để có giải pháp tập trung hơn, tận dụng được nguồn lực tốt hơn.
“Nhà nước giảm tải trách nhiệm CVCSKL cho hộ gia đình bằng cách đầu tư thỏa đáng vào cơ sở hạ tầng và những dịch vụ xã hội, từ đó giảm đáng kể gánh nặng của phụ nữ. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần ưu tiên đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng có trách nhiệm giới, đáp ứng cho nhu cầu giảm thời gian thực hiện CVCSKL”, nghiên cứu đề xuất.
Cùng với đó, cần đầu tư cho các dịch vụ chăm sóc như trường mẫu giáo, cơ sở chăm sóc người già, người khuyết tật là giải pháp tái phân bổ lại nguồn lực cho CVCSKL, góp phần tăng thời gian làm các công việc tạo ra thu nhập của phụ nữ dân tộc thiểu số.
Việc tái phân bổ CVCSKL giữa các thành viên gia đình có thể thực hiện được thông qua việc thay đổi các định kiến xã hội liên quan tới phân công lao động giữa nam giới và nữ giới.
Điều này rất cần các chiến lược truyền thông nhằm thay đổi định kiến giới hiện còn tồn tại ở các vùng dân tộc thiểu số.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người