Đời sống

Gạo lứt tốt cho sức khoẻ nhưng cần sử dụng đúng cách

Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định dù gạo lứt rất tốt cho sức khoẻ nhưng vẫn cần sử dụng đúng cách.

5 thực phẩm chứa lượng cholesterol cao thuộc hàng "đỉnh của chóp", toàn món người Việt yêu thích / 5 thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai nhi, mẹ bầu cần ăn ngay từ khi "hai vạch"

Sử dụng gạo lứt thế nào để tốt cho sức khỏe?

gạo lứt, gạo lứt tốt cho sức khoẻ, cách sử dụng gạo lứt,

Ảnh minh họa.

Gạo lứt là loại gạo nguyên cám với vỏ ngoài duy nhất được loại bỏ nên hạt gạo giữ lại được rất nhiều loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6, vitamin E, magie, mangan, sắt. Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin B1 giúp cơ thể no lâu và tốt hơn cho đường ruột.

Chính vì nhiều tác dụng nên thời gian gần đây, gạo lứt được xem như "thần dược" được nhiều người mua về sử dụng để thay thế cho gạo trắng. Tuy nhiên, theo Ths.BS.TTƯT Doãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh Dưỡng, BV 198), dù gạo lứt rất tốt nhưng mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần như một loại thực phẩm chức năng. Nếu ăn hàng ngày, lâu dài sẽ gây ra tình trạng nặng bụng, khó tiêu.

Đặc biệt không phải ai cũng có thể ăn loại gạo lứt này. Với những người có sức khỏe bình thường, ăn gạo lứt hợp lí, đúng cách sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Thế nhưng với những người dùng gạo lứt để trị bệnh thì nên ăn kèm với muối mè vì nó cung cấp cho cơ thể một lượng acid béo, không no cần thiết cho người ăn.

Đối với trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, phụ nữ đang mang thai cần bồi bổ sức khỏe thì không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe và thiếu chất, vitamin.

Còn theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), trẻ em và người lớn nên có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lí bao gồm nhiều thực phẩm ngũ cốc để giảm lượng asen từ gạo vào cơ thể. Do đó, lạm dụng gạo lứt dài hạn có thể dẫn đến bệnh mãn tính. Nghiêm trọng là có thể dẫn đến tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

 

Cách nấu cơm gạo lứt ngon

Trước khi nấu, ít nhất bạn cũng nên ngâm gạo từ 25 đến 30 phút để làm mềm lớp cám bên ngoài.

Đối với nồi cơm điện: Cho nước ngập gạo khoảng 1 lóng tay và nấu như thường, khi ăn cần nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và thơm của gạo.

Đối với nồi thường: Nấu nước sôi, đổ gạo vào và ¼ muỗng cà phê muối hầm vô nước sôi, khuấy đều. Đậy nắp, nấu cho sôi bùng lên rồi tắt lửa. Nhắc nồi xuống, vẫn đậy nắp để 15 phút. Sau đó, nhắc nồi lên bếp, nấu tiếp lửa nhỏ cho đến khi chín.

Đối với nồi áp suất: Bạn đong gạo/ nước theo tỷ lệ: một gạo + một rưỡi nước (đong bằng lon sữa bò) + ¼ muỗng cà phê muối hầm, cho gạo, nước, muối vô nồi một lượt. Khi nồi xì hơi, tắt lửa, để yên 15 phút. Sau đó nấu tiếp, lửa nhỏ, cho đến khi chín.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm