Đời sống

Gầy ốm vẫn có thể bị tiểu đường

Cần nhiều nghiên cứu để giải thích vì sao người cân nặng bình thường lại có nguy cơ bị tiểu đường.

Thường xuyên dùng thực phẩm chế biến sẵn tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 / Bó rau ‘quê mùa’ nhiều người làm ngơ nhưng lại là vị thuốc chữa bệnh tiểu đường, làm tan sỏi thận cực tốt

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trước nay người ta thường cho rằng bệnh tiểu đường type 2 chỉ xảy ra ở người thừa cân và béo phì, nhưng suy nghĩ này cần phải xem lại khi một nghiên cứu của đại học Florida (Hoa Kỳ) cho thấy 1/5 người lớn “cân nặng chuẩn” có nguy cơ tiểu đường type 2 và 1/3 người gầy trên 45 tuổi thỏa tiêu chuẩn bị “tiền tiểu đường”.

Các nhà nghiên cứu của đại học Florida đã tiến hành phân tích dữ liệu của người lớn và trẻ em tại Mỹ trong hai giai đoạn 1988 – 1944 và 1999 – 2012. Họ tập trung vào đối tượng người lớn có cân nặng bình thường - với chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 – trên 20 tuổi và chưa từng được chẩn đoán mắc tiểu đường.

Trong khoảng thời gian đầu tiên, người ta ghi nhận có 10% người thuộc dạng “tiền tiểu đường”, nhưng trong khoảng thời gian thứ hai, con số này tăng lên 19%.

Tương tự vậy, tỷ lệ người trên 45 tuổi bị tiền tiểu đường từ 22% trong thời gian đầu đã tăng lên 33% trong thời gian sau.

 

Vòng bụng thường có liên quan đến tiểu đường type 2. Trong khi 6% người có cân nặng bình thường có vòng bụng bất thường trong nghiên cứu đầu thì ở nghiên cứu sau con số này chỉ xấp xỉ 8%.

“Tiền tiểu đường” được định nghĩa là có đường máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán bị tiểu đường.

Theo TS Arch Mainous, người chủ trì nghiên cứu, những thay đổi không lành mạnh ở người có “cân nặng chuẩn” có thể liên quan đến sự gia tăng lối sống thụ động.

“Có cân nặngchuẩnkhông có nghĩa là người ta sẽ khỏe mạnh”, Mainous nói.

Cần nhiều nghiên cứu để giải thích vì sao người có cân nặng chuẩnbị tiền tiểu đường.

 

Một giải thích ở đây là lối sống ít vận động có thể làm thay đổi thành phần cơ thể và dẫn đến một tình trạng được gọi là “béo phì có cân nặng bình thường”, nghĩa là người có chỉ số BMI trong mức bình thường nhưng lại có nhiều mỡ trong cơ bắp.

Người béo phì dạng này nhiều khả năng phát triển hội chứng chuyển hóa, theo đó họ sẽ bị cao huyết áp, đường huyết tăng và tăng cholesterol máu bất thường.

Joel Zonszein, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại trung tâm y khoa Montefiore, thành phố New York, nói: “BMI là một cách thức thô thiểnđể nhìn về bệnh tiểu đường”.

Nhóm nghiên cứu của Zonszein đi tìm kiếm những cách thức khác để tầm soát bệnh tiểu đường và những bệnh mạn tính khác.

Theo Zonszein, di truyền có thể đóng một vai trò nào đó. “Không phải mọi người bị béo phì đều bị tiểu đường và cũng không phải mọi người tiểu đường đều có béo phì”, ông nói.

 

Zonszein cho rằng để tầm soát bệnh tiểu đường type 2 người ta cần cá nhân hóa, nghĩa là phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ cá nhân của một con người. Điều này cũng đúng trong điều trị bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường.

Zonszein nói thêm: “Những người này cần tăng cường tập luyện và ăn uống lành mạnh. Nhưng bạn cũng cần lưu ý đến những yếu tố cá nhân, đó là các yếu tố nguy cơ và lối sống của họ để quyết định làm thế nào để điều trị họ cho tốt”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm