Đời sống

Đánh bay tiểu đường bằng món canh 'thần thánh' ít ai biết

Để điều trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống và luyện tập đóng vai trò hết sức quan trọng.

Ăn 2 hộp cá mòi/tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường / 3 loại củ là 'thần dược' với bệnh nhân tiểu đường, có 2 loại thịt là 'kẻ thù' vì có thể gây nên biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiểu đường còn gọi là đái tháo đường hay dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; biểu hiện lâm sàng là tiểu nhiều, tiểu ban đêm, do đó gây háo nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư.

Bên cạnh thuốc, có rất nhiều loại thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh, trong đó các món canh được chế biến từ mướp đắng, bí đỏ, bí đao...

Canh mướp đắng

Bệnh tiểu đường được hỗ trợ điều trị bằng 4 loại canh bổ dưỡng - ảnh 1

Bệnh tiểu đường tuýp 2 được hỗ trợ điều trị hiệu quả bằng canh mướp đắng

Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân nguyên nhân tốt cho người tiểu đường là do trong hạt của nó chứa protein có chức năng tương tự như insulin – loại hormone có tác dụng làm cho glucose trong máu chuyển thành năng lượng, từ đó giúp điều chỉnh đường huyết trong cơ thể, làm cho đường huyết bảo đảm ở trạng thái bình thường.

Rửa sạch 100g khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng đái tháo đường bị nhẹ.

Canh lá sen, cá chạch

Lá sen chứa 0,2 - 0,3% tanin, 0,77 - 0,84% alcaloid, trong đó có nuciferin (chủ yếu), nor - nuciferin, roemerin, pro - nuciferin, vitamin C, các acid citric, tartric, succinic. Ngoài ra, còn có quercetin, isoquercitrin, nelumbosid, leucocyanidin, leuco – delphinidin. Theo phân tích, trong 100g thịt cá chạch chứa 83g nước, 9,6g protid, 3,7g lipid, 2,5g glucid và 1,2g chất khoáng. Như vậy, thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại phong phú, cao hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác, theo báoSức khỏe & Đời sống.

Cá chạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều.

 

Canh đậu đỏ, bí đao

Đậu đỏ chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và vitamin B12, giúp bổ máu và có chức năng thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu. Thành phần chủ yếu của bí đao là nước, nhiều chất xơ, không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg phosphor, 0,3mg sắt, nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B3, B9, C, E… và khoáng chất như kali, phosphor, magne…).

Món ăn bài thuốc trị tiểu đường từ đậu đỏ và bí đao phù hợp với chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên.

Bệnh tiểu đường được hỗ trợ điều trị bằng 4 loại canh bổ dưỡng - ảnh 2

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm như bí đao, đậu đỏ

Canh thịt dê, đậu hũ

 

Thịt dê được xem là loại thịt động vật có chứa nhiều vitamin nhóm B, nhất là Riboflavin và B12. Thịt dê là nguồn cung cấp tốt về chất đạm, ít chất béo hơn thịt bò và ít calories hơn thịt gà nướng. Một miếng đậu hũ trong khẩu phần ăn bình thường chứa khoảng 94 calo, 2 g carbohydrate, 5 g chất béo và 10 g protein; cung cấp 44% canxi, 9% magiê, 40% chất sắt cho nhu cầu hằng ngày, đồng thời chứa nhiều loại vitamin và dưỡng chất giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường khác.

Phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Dùng món ăn bài thuốc để trị cho bệnh nhân đi tiểu nhiều, theo báo VTC News.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm