Ghé đất Kinh Bắc, đừng quên thưởng thức bánh khúc bình dị thơm thảo ở làng Diềm
Loại rau mọc dại là đặc sản ở miền Tây, chấm với mắm kho là 'chuẩn bài' / Món thịt bò sống 100%, được mệnh danh là đặc sản tinh tế bậc nhất của nước Pháp
Làng Diềm là tên gọi nôm na của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Nơi đây có ngôi đền thờ Đức Vua Bà, thủy tổ quan họ. Vì thế từ lâu làng Diềm đã là nơi chốn hò hẹn của các liền anh liền chị, là điểm đến của du khách mỗi khi muốn tìm hiểu về những làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh.
Ngoài “món ăn tinh thần kể trên”, làng Diềm còn có món bánh khúc - đặc sản bình dị, thơm thảo níu chân du khách trong những chuyến tham quan. Không ai biết bánh khúc có từ khi nào, nhưng từ lâu người dân đất Kinh Bắc đã quen với sự xuất hiện của loại bánh này vào những ngày lễ tết, hội hè, ngày rằm hay đầu tháng.
Bánh khúc làng Diềm - một món đặc sản vùng miền ít người biết đến. (Ảnh: @linhpigletgram)
Nguyên liệu chính của món bánh này gồm có bột gạo và rau khúc - một loại rau mọc dại trên các bãi đất trống, bãi bồi ven sông. Một điều đặc biệt đó là người dân làng Diềm không tự trồng rau khúc bởi có trồng thì rau cũng tự lụi dần.
Rau khúc là loại rau tự mọc ở những bãi bồi ven sông. (Ảnh: Esheep kitchen)
Làm bánh khúc làng Diềm khó nhất ở công đoạn “trùng bột - nghĩa là nấu bột gạo tẻ sao cho “chín dở sống dở”, khi ấy bột dẻo và dính nhưng lại không đủ chín. Bởi nếu để bột chín quá thì sẽ không nhào nặn được, còn nếu vẫn còn sống thì bột lại bở không kết dính.
Rau khúc sau khi cắt về thì rửa sạch, đem luộc sơ qua, nếu chín quá sẽ khiến rau bị dai. Sau đó, rau được trộn với bột rồi đem đi giã cho nhuyễn, đến khi hợp thành một khối mềm mịn thì tới công đoạn tạo hình cho bánh.
Bột gạo được trộn với rau khúc thành một hỗn hợp mềm mịn rồi mới đem đi nặn thành hình bán nguyệt. (Ảnh minh họa)
Bánh khúc có hình bán nguyệt, khá giống với bánh gối nhưng mép bánh không được xoắn quá tỉ mỉ, cầu kỳ. Nhân bánh có 2 loại: nhân đậu xanh đồ chín giã nhỏ và nhân thịt lợn. Mỗi loại mang đến một hương vị riêng, đỗ xanh bùi bùi thơm thơm còn thịt lợn lại béo béo, ngầy ngậy.
Bánh khúc được hấp như đồ xôi. Sau khi chín, từ lớp bột màu xanh nhạt dần chuyển sang xanh thẫm, nếu tỉ lệ rau khúc nhiều hơn thì bánh sẽ có màu đen bóng bẩy.
Bánh khúc sau khi chín sẽ có màu xanh thẫm. (Ảnh: heritagevna.magazine)
Đây là màu đặc trưng của rau khúc. (Ảnh minh họa)
Bánh ngon nhất là thưởng thức khi còn nóng. Khi ấy, hương thơm của tinh bột hòa lẫn với hương thơm của rau khúc, đậu xanh và thịt lợn tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Nếm thử một miếng bánh, thực khách sẽ cảm nhận rõ hương vị đồng quê dân dã, bình dị mà ngọt ngào, gây thương nhớ.
Chiếc bánh này như gói cả những sản vật đặc trưng của làng Diềm, khiến ai ăn một lần cũng đều nhớ mãi về làng quan họ Bắc Ninh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết