Ghé Phan Thiết ăn lẩu thả
Vợ có thai nhưng lại lấy đai nịt bụng, khi tôi nổi cơn thịnh nộ gọi cho sếp cô ấy, không ngờ chuyện còn tồi tệ đến mức khó tin / Thấy chị dâu hỗn láo, tôi lên tiếng trách móc thì cả nhà lao vào bênh chị
Lẩu thả là món ăn quen thuộc của người dân Bình Thuận nói chung và khu vực Phan Thiết, Mũi Né nói riêng. Ban đầu, món ăn chỉ xuất hiện trong bếp ăn gia đình, sau dần lan sang nhà hàng quán ăn rồi trở thành đặc sản nhất định phải thử khi ghé vùng đất này.
Điều thú vị cũng là nét hấp dẫn của món ăn này là thành phần ăn kèm như các loại rau, thịt, trứng... được bày trên cánh của hoa (bắp) chuối, xếp chính giữa mâm, nhụy hoa là đĩa cá mai được làm sạch, ướp gia vị. Theo chia sẻ của một đầu bếp nhà hàng tại Phan Thiết:nguyên liệu chế biến, ăn kèm hay gia vị của mónlẩu thả đều tuân theo nguyên tắc âm dương, ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) ứng với năm màu sắc trên món ăn làtrắng, xanh, đen, đỏ, vàng cùng ngũ vị gồm cay, chua, mặn, đắng, ngọt.
Nhớ lần đầu ăn lẩu thả, tôi đã ngạc nhiên bởi nồi nước dùng bé tẹo, cảm giác như ăn lấy hương lấy hoa. Nhưng sau khi được hướng dẫn hai cách ăn lẩu, biết nước lẩu chỉ dùng để làm chín một thành phần duy nhất trong món ăn là cá maitôi mới hiểu lý do tại sao nồi nước lẩu của món ăn này khiêm tốn đến thế.
Lẩu thả có hai cách ăn. Cách thứ nhất là bạn làm chín cá mai với nước lẩu. Trong lúc chờ cá chín, bạn lần lượt cho bún, bánh tráng nướng, rau, thịt ba chỉ, trứng chiên vào chén, cho cá chín và nước sốt vào trộn đều thưởng thức. Cách thứ hai đơn giản hơn là bạn cho tất cả thành phần trên vào chén, thêm cá mai còn sống vào, chan nước sốt trực tiếp lên rồi thưởng thức.
Với hai lựa chọn trên, lẩu thả có cách thưởng thứctương tựbún trộn. Này nhé,rau đó, bún đó, cá và nước sốt đấy, ai muốn ăn gì, gắp cho vào chén, thêm ít nước sốt, trộn đềulà được.
Về cơ bản, "bún trộn - lẩu thả" có cách chế biến nguyên liệu khá đơn giản nhưng để có một bữa lẩu thả ra trò, đòi hỏi người đầu bếp tốn khá nhiều công phu ở khâu tìm ra cá mai tươi, xử lý từng con một, ướp cá sao cho thấm vị nhưng vẫn giữ được độ tươi ngon.
Nước sốt của lẩu thả cũng vậy, phải hầm cá nhỏ trong bao nhiêu tiếng để chiết lấy nước dùng, pha với đậu phộng, chuối sứ, tỏi, ớt theo tỉ lệ nhất định sao cho nước sốt có độ sệt, hương thơm đủ vị chua cay mặn ngọt. Mỗi nhà hàng, mỗi đầu bếp sẽ có công thức pha chế nước sốt riêng để tạo nên vị ngon hấp dẫn thực khách.
Nước sốt chính là yếu tố làm nên sự khác biệt của một nồi lẩu thả cũng như là chi tiết cạnh tranh giữa các nhà hàng hay quán bán món này. Sao cho chén lẩu thả có vị thơm của nước sốt, kết hợp hài hòa với vị tươi thơm của rau xanh, tươi ngọt của cá mai, béo béo của trứng chiên, tươi của thịt... mang đến cảm giác thanh, mát, ngọt lành của món lẩu chỉ có tại vùng đất này.
Nếu có đến Bình Thuận, bạn có thể thưởng thức lẩu thả ở các quán ăn trong khu vực Mũi Né, Phan Thiết. Mỗi phần lẩu thả có giá từ 180.000 đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ tháng 1, tháng 2, tháng 3, vận thế của ba con giáp sẽ rất thịnh vượng, được sự giúp đỡ của quý nhân, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền
Tử vi ngày 10/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Thìn tỏa sáng, Dần đối diện thách thức
Giữa tháng 1: Hoa đào nở rộ, 3 con giáp bứt phá, cuộc đời như cá gặp nước
4 tháng đầu năm 2025: 3 con giáp được thần tài chiếu cố, sự nghiệp đỉnh cao, tài lộc dồi dào
Thờ cúng phải dùng nải chuối có số quả lẻ dù giá đắt hơn, tại sao?
Cổ nhân chỉ dạy 3 đặc điểm 'trời ban' giúp bạn sống sung túc cả đời, dù không giàu có cũng thịnh vượng, an yên