Đời sống

Giác hơi có thể gây sốc nhiệt, tử vong nếu làm sai cách

Mặc dù cơ chế hoạt động của giác hơi khá đơn giản nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là bỏng nhiệt và có thể dẫn đến tử vong.

7 sai lầm sử dụng điện ngày nắng nóng khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt / Sai lầm trong bữa sáng hủy hoại mục tiêu giảm cân

Vụ việc một người đàn ông sống tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc vừa phải nhập viện và thậm chí còn phải nhờ tới sự trợ giúp của cứu hỏa mới tránh được rủi ro do vết thương gây ra khi tin vào công dụng của giác hơi khiến nhiều người cho rằng cần thận trọng hơn khi muốn chữa bệnh bằng phương pháp này.

Theo đó vào tối 22/8/2017, người đàn ông họ Hồ cảm thấy trong người không khỏe nên đã nhờ vợ mình làm giác hơi sau lưng. Người vợ đã dùng một bộ dụng cụ gồm máy hút chân không để hút hết không khí từ trong cốc ra, sau đó dính chúng lên lưng chồng mình.

Tuy nhiên, những chiếc cốc dính quá chắc, không thể nhấc ra nổi, bà vợ đã dùng đến cả búa và kìm nhưng không thể kéo nổi những chiếc cốc ra khỏi lưng của ông Hồ. Bất lực, ông Hồ đã đến một phòng khám gần nhà, nhưng bác sĩ ở đây cũng không thể giúp gì cho ông.

Lính cứu hỏa đang dùng cưa để giải cứu ông Hồ khỏi chiếc cốc giác hơi bám chặt vào lưng.

Lính cứu hỏa đang dùng cưa để giải cứu ông Hồ khỏi chiếc cốc giác hơi bám chặt vào lưng.

Khi họ tới bệnh viện, tình trạng của ông Hồ đã bắt đầu trở nên nghiêm trọng. Phần da bên trong chiếc chén giác hơi đã bị hút sưng cao lên đến 5cm. Các bác sĩ tại bệnh viện thấy không thể chậm trễ được nữa nên đã gọi lính cứu hỏa tới nhờ giúp đỡ.

Những người lính cứu hỏa tới bệnh viện và nhanh chóng giúp ông Hồ lấy được chiếc cốc dính chặt ra khỏi lưng nhờ một chiếc cưa. Sau khi được giải cứu, ông Hồ rất vui mừng và nói lần sau sẽ cẩn thận hơn trong việc sử dụng phương pháp này.

Một trường hợp tương tự xảy ra vào hồi giữa năm ngoái, một nạn nhân khác là người đàn ông 63 tuổi ở Tứ Xuyên. Ông này đã suýt mất mạng vì nhiễm trùng máu khi cố chấp thực hiện liệu pháp giác hơi liên tục suốt một tháng trời.

Vết thương khủng khiếp do giác hơi của người đàn ông ở Tứ Xuyên.

Từ lâu nay giác hơi được biết đến như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh được sử dụng trong Đông y có tác dụng hút mủ ở mụn nhọt, trị cảm lạnh, bệnh cơ khớp (nhức mỏi, cứng cơ, viêm cơ) và các bệnh về máu như tụ huyết, chấn thương gây ứ máu, máu không lưu thông… Những vật dụng dùng để giác hơi bao gồm: ống nứa, ống thủy tinh, lọ nhỏ hoặc cốc nhỏ để làm dụng cụ giác cùng với bông, nước ấm hoặc cồn.

 

Mặc dù cơ chế hoạt động của giác hơi khá đơn giản nhưng theo Bác sĩ Cẩm Tú từng chia sẻ trên báo Sức khỏe & đời sống, giác hơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là bỏng nhiệt. Giác hơi sử dụng cồn, lửa và những vật dụng dễ bắt lửa nên khả năng bị bỏng rất cao.

Nhiều người bị bỏng khi tự giác hơi ở nhà, nguyên nhân là do đổ cồn bất cẩn trong khi giác hơi. Trên thực tế số lượng người bị bỏng do giác hơi không phải ít.

Giác hơi là biện pháp giải độc cơ thể trong Đông y. Ảnh: Sức khỏe & đời sống

Giác hơi là biện pháp giải độc cơ thể trong Đông y. Ảnh: Sức khỏe & đời sống

Trong các trường hợp sau không nên dùng giác hơi để chữa bệnh vì có thể gây nên những biến chứng, thậm chí tử vong. Những người mắc bệnh thận, phổi có hiện tượng thiếu máu, xuất huyết dưới da, phù thũng toàn thân, thiếu tiểu cầu. Người mắc bệnh tâm thần, suy nhược thần kinh, thường xuyên bị chuột rút. Người gầy, cơ da đàn hồi kém, người đang trong tình trạng quá no, quá đói hoặc say rượu.Người trong tình trạng quá no, quá đói hoặc say rượu. Những người đau vùng thắt lưng, vùng bụng dưới, phụ nữ có thai, đang thời kỳ kinh nguyệt, cho con bú...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm