Đời sống

Giải độc gan, ngừa ung thư hiệu quả với loại rau xanh có trong vườn nhà

Không chỉ là món ăn lý tưởng cho mọi gia đình, những lá bắp cải xanh mướt này còn là vị thuốc thần kỳ chữa được nhiều loại bệnh.

7 cặp thực phẩm rất tốt cho sức khỏe khi kết hợp với nhau / Chuối chín, chuối xanh ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

“Thần dược” làm mát gan

Bắp cải rất phổ biến vào mùa thu đông. Đây là loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn bởi trong bắp cải chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ quả khác. Giống như bông cải xanh và súp lơ, bắp cải cũng kích thích sự kích hoạt của enzyme giải độc gan giúp đào thải độc tố, giải đến 50% độc tố phóng xạ, kích thích sự tăng trưởng của tế bào.

Ảnh minh họa

Là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, bắp cải được coi là thần dược đối với bệnh gan vì lượng enzim có trong bắp cải rất dồi dào, nó sẽ đào thải các độc tố trong gan. Bên cạnh đó, Thành phần chủ yếu của bắp cải là chất kiềm. Khi cơ thể của chúng ta nạp quá nhiều thịt, đường, sữa, dầu ăn... thì bắp cải sẽ có tác dụng làm thanh nhiệt, đẩy lùi các loại chất béo, giúp ngăn ngừa ung thư.

Theo báo Gia đình và xã hội, rau bắp cải là nguyên liệu rất dễ mua ngoài chợ, các bạn có thể tận dụng dùng để chế biến món ăn hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác làm bài thuốc giúp mát gan, giải độc theo các cách sau:

Bạn lấy rau bắp cải tươi đem rửa sạch, sau đó đem xay nhuyễn hoặc giã nát lấy nước uống hằng ngày. Nước ép rau bắp cải có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp lá gan khỏe mạnh….

Với cách này, các bạn chỉ nên dùng bắp cải với lượng vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ như đi tiểu nhiều gây ảnh hưởng tới giấc ngủ hoặc gây cảm giác chán ăn,…

 

Chống ung thư

Vài năm gần đây, bắp cải còn là một loại thực phẩm có ý nghĩa giúp hỗ trợ cơ thể trong cuộc chiến chống ung thư. Một bát bắp cải chứa 33 calo, bạn có thể nhận được 90% lượng vitamin K, 51% vitamin C và 15% chất xơ cần thiết trong một ngày. Bắp cải đang đứng ngang hàng với các thực phẩm có tác dụng ngừa ung thư hàng đầu vì theo nghiên cứu thì nó có các chất chống ung thư: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate chống lại các bệnh ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang và ung thư ruột gấp 3 đến 4 lần. Đó là ý kiến của giáo sư Phạm Thanh Kỳ- Nguyên hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội khi chia sẻ với PV báo Chất lượng Việt Nam.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đăng trên báo Trí thức trẻ thì những người phụ nữ ăn 2-3 bữa rau bắp cải/ tuần sẽ giảm tới 20% nguy cơ mắc ung thư vú so với những phụ nữ ít ăn hay không thường xuyên ăn rau bắp cải. Sở dĩ như vậy là vì trong bắp cải có một nhóm hoạt chất indol. Qua thực nghiệm cho thấy trong chất này làm giảm tỷ lệ ung thư vú. Các công trình nghiên cứu tại Netherland, Anh và Trung Quốc, Balan cũng cho kết quả tương tự.

Một số công dụng chữa bệnh khác

Bên cạnh đó, bắp cải cũng chứa các loại khoáng chất có khả năng chống lại nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, tăng cường hệ miễn dịch, đái tháo đường, chữa đau khớp, nhức tay chân…

 

Giúp cải thiện tinh thần

Bắp cải có tác dụng "làm dịu" ác dây thần kinh, làm tăng khả năng sản xuất hormone hạnh phúc, làm hưng phấn các dây thần kinh và giúp bạn đỡ căng thẳng.

Chống viêm và giảm đau

Các hoạt chất trong bắp cải cũng có tác dụng chống lại các chứng viêm xương khớp, dạ dày, các vết thương sẽ dần lành trở lại khi bạn ăn bắp cải hàng ngày.

Khi bị cảm cúm bạn có thể ăn bắp cải để đề phòng bị viêm họng kéo theo.

 

Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau sẽ giúp cho mạch máu bền vững hơn. Bắp cải cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức, phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.

Những lưu ý

Trong cải bắp có chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Ngoài ra, những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải. Đối với người táo bón, tiểu ít cũng không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm