Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW giải đáp về tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần
Chuyên gia dịch tễ học: Không thể loại bỏ nguy cơ xuất hiện siêu biến thể kháng vaccine COVID-19 / Phụ nữ mang thai, đang cho con bú chống chỉ định với vaccine COVID-19 Sputnik V
Phóng viên: Theo ông vì sao COVID-19 lại nguy hiểm với phụ nữ có thai? Phụ nữ mang thai có dễ bị nhiễm COVID-19 hơn người thường không?
PGS.TS Trần Danh Cường:Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy phụ nữ có thai, không có thai và những người bình thường khác nguy cơ mắcCOVID-19là như nhau. Hay nói cách khác là khả năng lây nhiễm như nhau.
Tuy nhiên,phụ nữ mang thailại là đối tượng dễ bị biễn biến nặng khi mắc COVID-19 bởi trong quá trình mang thai, phụ nữ cũng có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định. Đây chính là yếu tố nguy cơ, bởi khi có thai do phải nuôi 1 đứa trẻ trong bụng nên tử cung của thai phụ sẽ to hơn, đẩy cơ hoành lên cao, đẩy dung tích phổi giảm xuống cản trở hô hấp vì thê nhu cầu oxy của phụ nữ mang thai cao hơn người bình thường.
Tiếp đến, bản thân phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù, phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên dễ dàng. Vì thế khi mắc COVID-19 nguy cơ trở thể nặng nhanh.
Theo PGS.TS Trần Danh Cường - Giám đốc BV Phụ sản TW: Quyết định của Bộ Y tế về việc phụ nữ mang thai trên 13 tiêm vaccine COVID-19 là hợp lý, có cơ sở khoa học, đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ và con
Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai có bệnh nền hoặc các bệnh như huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, béo phì, bệnh mạn tính ở phổi… hoặc trên 35 tuổi mới mang thai… sẽ khiến dễ gây ra biến chứng trong thai kỳ.
Cùng với những yếu tố trên, nếu thêm mắc COVID-19 thì nguy cơ biến chứng thể nặng của phụ nữ mang thai càng thêm nhanh chóng.
Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19khi diễn biến chuyển nặng nhanh chóng sẽ buộc phải nằm hồi sức, can thiệp thở máy, ecmo… với tỷ lệ cao, thậm chí có thể gây tử vong mẹ, nguy cơ cho thai nhi.
Đây là lý do các nhà quản lý, nhà khoa học thấy rằng việc chăm sóc thai kỳ, đề phòng nguy cơ cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 bằng vaccine là cần thiết. Do đó, đã quyết định việc tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai.
Quyết định tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần là hợp lý
Vậy tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai có an toàn không, thưa ông?
Khi người phụ nữ mang thai nhiễm virus SARS-CoV-2 thì câu hỏi đặt ra là virus đó có truyền vào em bé không? Có gây bệnh cho em bé không?
Về lý thuyết, quy luật bệnh nhiễm trùng với phụ nữ có thai tính theo 2 vấn đề. Thứ nhất, tác nhân nhiễm trùng có vào em bé không? Thứ hai, tác nhân nhiễm trùng đó có gây ra bệnh gì cho người mẹ nặng nề và ảnh hưởng đến em bé không?
Trong các nghiên cứu trên thế giới lấy mẫu nước ối của sản phụ sau sinh, lấy máu tĩnh mạch rốn, lấy dịch họng của người mẹ và giải phẫu bệnh học của bánh rau đều không phát hiện có virus SARS-CoV-2 trong đó. Điều này khẳng định virus SARS-CoV-2 không vào buồng ối có em bé.
Theo quy luật chung, 12 tuần đầu tuần hoàn từ mẹ - con ít, do đó khả năng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 từ mẹ sang con rất ít, tuy nhiên nếu xảy ra tình huống lây nhiễm ở giai đoạn này thì nguy cơ cho em bé rất lớn- có khả năng gây ra bất thường ở thai, bởi đây là giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan quan trọng của thai nhi.
Còn ở giai đoạn tiếp theo, khả năng lây nhiễm giữa mẹ và con rất mạnh, nhưng nguy cơ gây dị dạng thai nhi thấp vì lúc này các cơ quan quan trọng của thai nhi đã hình thành.
Như tôi đã nói ở trên,virus SARS-CoV-2không qua nhau thai nên nếu mẹ có nhiễm bệnh thì virus cũng không vào thai nhi.
Việc khuyến cáo phụ nữ mang thai tiêm vaccine COVID-19 sau 13 tuần tiêm (trước 12 tuần e ngại vì nhiễm virus này còn mới, các nghiên cứu để chứng minh tính vô hại là chưa thể khẳng định), nhưng trước mắt qua quan sát ở những nước có đại dịch ngay từ đầu và đã có nhiều phụ nữ mang thai mắc COVID-19 nên giới chuyên môn chỉ định tiêm phụ nữ có thai.
Tiếp đến, tiêm cho phụ nữ có thai vì khi tiêm sẽ sinh kháng thể, qua nhau thai bảo vệ em bé những tháng đầu sau khi sinh trước yếu tố nguy cơ lây nhiễm xung quanh.
Do đó, tôi cho rằng quyết định của Bộ Y tế về việc phụ nữ mang thai trên 13 tiêm chủng vaccine COVID-19 là hợp lý, có cơ sở khoa học, đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ và con. Lợi ích của tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai đủ điều kiện cao gấp nhiều so với những rủi ro.
Vậy việc tiêm phòng vaccine COVID-19 cho phụ nữ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ có ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh hay không, thưa ông?
Tiêm phòng cho phụ nữ sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, các nghiên cứu đã chứng minh virus không qua sữa mẹ, vì vậy phụ nữ mắc COVID-19 khi sinh con vẫn cho con bú bình thường, nhưng cần thực hiện nghiêm quy định về chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm.
Vậy phụ nữ mang thai sau 13 tuần và cho con bú cần chuẩn bị những gì trước và sau tiêm vaccine COVID-19 thưa ông?
Quan điểm khoa học tiêm vaccine cho phụ nữ có thai là khoa học, phù hợp với xu thế phòng chống dịch. Việc tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai sẽ tạo ra "vùng xanh" để bảo vệ một quần thể quan trọng.
Phụ nữ mang thai sau 13 tuần cũng như những người bình thường, tuy nhiễm trước khi tiêm phải khám thai để biết tình trạng của em bé và mẹ.
Phụ nữ mang thai sau 13 tuần mắc bệnh nền vẫn có thể tiêm vaccine COVID-19 xong phải tầm soát kỹ, cần khám sàng lọc kỹ, cẩn thận, tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế về chuyên môn. Ví dụ những phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật, bong nhau non, các tai biến sản khoa tôi nghĩ nên trì hoãn tiêm. Buộc phải xử trí trước khi tiêm.
Tiêm vacine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần tại BV Hùng Vương- TP Hồ Chí Minh
Cá nhân tôi khuyên chị em phụ nữ mang thai 13 tuần nên tiêm vaccine COVID-19 xong cần khám sàng lọc kỹ càng. Không cần lựa chọn nên tiêm vaccine nào, trừ loại vaccine mà nhà sản xuất đã chống chỉ định.
Với vai trò là cơ sở y tế được Bộ Y tế giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ mang thai, sau sinh, do đó Bệnh viện sẵn sàng chuẩn bị mọi yếu tố cần thiết để được phân công sẽ triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai sau 13 tuần và bà mẹ cho con bú.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Trần Danh Cường!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2