Đại dịch COVID-19 khiến tỷ lệ trầm cảm, lo âu trong giới trẻ gia tăng
Bộ Công Thương hướng dẫn mở lại chợ bị đóng cửa do có ca nhiễm COVID-19 / Người mắc viêm gan B tiêm vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý gì?
Trưởng nhóm nghiên cứu Sheri Madigan, trợ lý giáo sư khoa tâm lý học tại Đại học Calgary, Canada, cho biết: “Bị cô lập về mặt xã hội, xa lánh bạn bè, thay đổi thói quen học tập ở trường và các hoạt động ngoại khóa của họ trong thời kỳ đại dịch đã được chứng minh là điều khó khăn đối với thanh thiếu niên”.
Được biết, việc học trực tiếp cho phép tạo ra các thói quen và cấu trúc phù hợp hơn, vì vậy học tập ở trường có thể bảo vệ trẻ em khỏi các vấn đề sức khỏe tâm thần.
“Khi đại dịch tiếp diễn, cùng với các biện pháp an toàn sức khỏe cộng đồng như đóng cửa trường học và giãn cách xã hội, các triệu chứng lo âu và trầm cảm đáng kể về mặt lâm sàng có khả năng tiếp tục và gia tăng đối với thanh thiếu niên”, bà Madigan chia sẻ thêm.
Ảnh minh họa.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 29 nghiên cứu đã được công bố hoặc chưa được công bố trước đây từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2021 bao gồm gần 80.900 trẻ em và thanh thiếu niên. Các nghiên cứu được thực hiện trên toàn cầu, bao gồm cả Mỹ.
Kết quả cho thấy, trẻ lớn hơn gặp nhiều khó khăn hơn về sức khỏe tinh thần so với trẻ nhỏ hơn và trẻ gái cũng có nhiều nguy cơ mắc cả trầm cảm và lo lắng hơn. Những vấn đề về sức khỏe tâm thần trở nên tồi tệ hơn khi đại dịch tiến triển.
Theo bà Madigan, chúng ta cần ưu tiên kế hoạch phục hồi sức khỏe tâm thần. Điều này sẽ giải quyết mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của bệnh tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên,cũng như nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần có khả năng gia tăng ở thanh thiếu niên.
Hôm 9/8 báo cáo đã được công bố trên Tạp chí JAMA Pediatrics. Dẫn lời Tiến sĩ Victor Fornari, phó chủ tịch khoa tâm thần trẻ em và vị thành niên tại Bệnh viện Zucker Hillside ở Glen Oaks, New York: “Chúng tôi đã chứng kiến trong các phòng cấp cứu của mình, số thanh thiếu niên tự tử tăng 50% trong 12 tháng qua và tăng gần 300% số ca nhập viện vì rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên. Bài báo cáo này tập trung vào tác động của COVID-19 đến giới trẻ, nhưng thực tế tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng. Vì vậy chúng ta không nên chỉ nhìn nó một cách cô lập và không nhận ra bối cảnh của nó. Các bậc cha mẹ cũng đang căng thẳng do những lo ngại về kinh tế, sự bất ổn về việc làm, mất an ninh nhà ở, mất an ninh lương thực và tài chính, sự gia tăng lạm dụng trẻ em và bạo lực gia đình".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!