Hầm nước xương bị đục: Mách chị em cách làm nước trong trở lại, vị ngọt thanh, không hôi
5 loại quả giàu canxi hơn sữa, trẻ ăn nhiều có thể cao lớn, thông minh / 5 bộ phận chứa đầy vi khuẩn của gà, cái thứ 2 lại nhiều người thích ăn
Một nồi nước ninh xương đúng chuẩn là nước phải trong, không bị đục, không có mùi hôi. Tuy nhiên, đây lại là điều khó nhất khi ninh xương. Khi hầm xương, nhiều người gặp tình trạng nước dùng bị vẩn đục, không có mùi thơm.
Nếu chẳng may nước hầm xương bị đục, bạn đừng vội hoang mang. Hãy làm vài thao tác nhỏ dưới đây để loại bỏ phần vẩn đục, nước dùng xương sẽ trong ngay lập tức.
Cách xử lý nước hầm xương bị đục
Lọc nước hầm xương
Bạn hãy dùng khăn vải sạch, mỏng lọc lại nước ninh xương. Sau khi lược xong, có thể đặt nồi lên bếp để đun lại và chế biến các món ăn khác.
Sử dụng lòng trắng trứng
Nếu nồi nước xương sau khi lọc vẫn còn vẩn đục, bạn hãy làm thêm một bước nữa.
Lấy một lòng trắng trứng đánh tan rồi đổ vào nồi nước ninh xương. Khuấy đều tay theo một chiều cố định. Cách này sẽ giúp bọt và các vẩn đục trong nước dùng bị cuốn vào lòng trắng trứng. Sau đó bạn chỉ cần lọc và vớt bỏ phần lòng trắng trứng là nước dùng xương sẽ trong trở lại.
Sử dụng khoai tây
Nếu không dùng lòng trắng trứng, bạn có thể cho vài lát khoai tây sống vào nồi nước dùng. Đun một thời gian là nước sẽ trong trở lại.
Nếu không dùng khoai tây, bạn có thể dùng nấm hương. Tác dụng cũng tương tự và còn giúp nước dùng có mùi thơm hơn.
Sai lầm khiến nước hầm xương bị đục
Chần xương ngay sau khi rửa
Hầu hết các bà nội trợ sẽ rửa xương với nước sạch rồi bỏ vào nồi chần sơ luôn. Tuy nhiên, với cách làm này, nước dùng sẽ không được trong.
Trước khi mang xương đi chần với nước nóng, bạn hãy ngâm xương trong nước khoảng 30 phút để máu thừa tiết ra hết. Cách này vừa giúp giảm mùi tanh mà nước xương lại trong hơn.
Hầm xương với lửa quá lớn
Hầm xương với lửa lớn sẽ khiến nước hầm bị vẩn đục. Hơn nữa, vị ngọt của xương cũng sẽ không thể tiết hết ra nước, khiến phần nước dùng không được ngon.
Không hớt bọt
Bọt nổi lên trên bề mặt nước khi hầm xương chính là protein kết tủa. Mặc dù nó không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng việc hớt bỏ phần bọt này sẽ giúp canh xương được trong hơn.
Cho muối quá sớm
Theo thói quen, nhiều người sẽ cho muối ngay từ đầu khi ninh xương. Tuy nhiên, việc cho muối sớm như vậy sẽ khiến nước dùng xương không được ngon.
Cho muối sớm sẽ ngăn cản các chất trong xương tiết ra ngoài, khiến nước dùng không được ngọt và không được trong.
Thời điểm cho muối thích hợp nhất là khi hầm xương gần xong, chuẩn bị tắt bếp.
Cách hầm xương nhanh nhừ, nước dùng trong
Lưu ý khi chọn xương lợn
Tùy vào món ăn mà bạn có thể chọn phần xương phù hợp. Khi chọn, hãy chú ý đến phần thịt trên miếng xương. Thịt phải có màu hồng nhạt, ấn vào có độ đàn hồi, không bị nhớt. Nếu phần thịt có màu đỏ đậm, nhớt, không có độ đàn hồi thì đó là xương để lâu, không nên mua.
Sơ chế xương
Sau khi mua về, bạn có thể chặt xương thành miếng vừa ăn rồi rửa qua và ngâm trong nước (hoặc nước muối loãng) khoảng 30 phút. Sau đó, rửa lại xương cho sạch.
Bỏ phần xương đã làm sạch vào nồi, thêm một lượng nước lạnh đủ ngập miếng xương. Đun sôi và đảo qua một lượt rồi vớt xương ra, rửa lại bằng nước ấm cho sạch.
Hầm xương
Cho xương vào nồi, đổ nước nóng và hầm nhỏ lửa trong khoảng 1 tiếng.
Trong quá trình hầm xương, bạn phải mở vung và thường xuyên vớt bọt để nước dùng được trong.
Nếu ninh xương để nấu canh rau củ thì xương đủ chín nhừ thì mới cho rau củ quả và cho thêm muối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần