Đời sống

Hầm xương thấy có bọt sủi trắng trong nước là "độc" hay không? Câu trả lời khiến ai cũng bất ngờ

Khi hầm xương để lấy nước dùng hoặc nấu canh, chúng ta đều thấy xuất hiện rất nhiều bọt trên bề mặt của nước. Vậy lớp bọt trắng này có độc hay không.

Giữ mãi những vật này trong nhà, có thể khiến cho gia chủ làm mãi vẫn nghèo khổ / Xuất hiện bộ ảnh cưới "hoán đổi" ngập tràn hạnh phúc cực "độc lạ"

>> Xem thêm: 5 mẹo nhỏ giúp quần áo của bạn luôn trắng tinh như mới

Sự thật đằng sau nồi nước hầm thịt, xương sủi đầy bọt

Phần lớn mọi người cho rằng, nước bọt đó chính là chất bẩn có trong thịt tiết ra cần hớt bỏ. Nhưng có người lại cho rằng, bọt này là do protein trong thịt đông tụ mà thành. Vậy thực sự phần bọt này là gì, có độc hại không là điều hầu hết chị em nội trợ quan tâm, lo lắng.

Các chuyên gia phân tích rằng, trong thịt có hai thành phần chính là protein và chất béo. Ngoài hai thành phần này ra, thịt còn gồm nước, carbohydrate và các chất khác. Khi luộc sơ qua xương lần 1, phần bọt trắng đó chính là máu thừa và các bụi bẩn bám trên thịt tiết ra.

>> Xem thêm: Đặc sản chuột bao tử sống chỉ có ở Trung Quốc

Ảnh minh họaẢnh minh họa

>> Xem thêm: Dùng nước nóng đổ lên quả táo ai cũng thấy lạ, nhưng sự thật đằng sau vô cùng bất ngờ

Phần bọt trắng trong nước luộc đầu tiên này thường có mùi không thơm, thậm chí là hôi, do đó không nên ăn mà cần hớt bỏ hoặc sau khi luộc sơ xương, đổ bỏ nước đầu tiên rồi luộc lại lần 2. Để hạn chế mùi hôi do bọt gây ra, ảnh hưởng đến chất lượng nước dùng chị em có thể thêm xíu rượu trắng và vài lát gừng vào nước luộc lần đầu tiên này.

Trước đây, cũng có nhiều thông tin cho rằng nước luộc thịt, xương có bọt trắng xuất hiện là do lợn có hóa chất. nhưng PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa cho biết, phần bọt đó không có độc tố và cũng không phải do lợn nuôi có hóa chất. “Đám sủi bọt đó chính là lượng protein hòa tan trong nước sau đó đông tụ và nổi lên khi nước luộc thịt, xương bắt đầu sôi lăn tăn và dễ trào ra ngoài. Đám sủi bọt đó cũng tương tự như nấu canh cua vậy”, PGS.TS nói.

>> Xem thêm: Khi làm mì xào, đừng chiên trực tiếp, thêm bước này, mì xào rất ngon và không dính chảo

Theo PGS. Nguyễn Duy Thịnh, phần bọt đó có thể coi là do một phần chất bẩn có trong thịt, xương do trong quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản thì thịt, xương có thể dính bụi bẩn chứ không thể khẳng định là lợn được tiêm hóa chất. “Khi nấu, chúng ta có cảm giác nó bẩn nên đổ đi cũng đúng, khi protein kết tủa thì chất bẩn đó nó quện theo protein đông tụ lại. Vì vậy, mọi người múc bỏ đi là việc rất đúng”, chuyên gia công nghệ thực phẩm chia sẻ.

 

Những điều cần nhớ khi hầm thịt (xương)

Để có được một nồi thịt hầm thơm ngon đúng điệu, trước tiên chúng ta phải chọn những loại thịt phù hợp nhất. Sau đó cần phải rửa thịt thật sạch bằng nước, nếu có thể ta có thể rửa thêm bằng nước muối để loại bỏ chất bẩn; bằng rượu trắng để loại bỏ mùi hôi.

Dùng một nồi nước giấm vừa phải nấu cho sôi để trần sơ thịt, loại bỏ chất độc hại sau đó rửa lại với nước lạnh thêm một lần nữa.

Nấu 1 nồi nước sôi khác, bỏ miếng thịt vào và bắt đầu luộc cho đến khi chín. Ai muốn thịt thơm ngon thì thả thêm vào nồi một vài củ hành khô đã bóc vỏ, đập dập (việc này giúp nước luộc và miếng thịt được thơm hơn).

Trong thời gian đợi thịt chín và mềm các chị em tuyệt đối đừng đậy nấp lại vì sẽ không vớt được lớp bọt bên trên mặt nồi, hơn nữa cũng làm cho nồi nước không được trong và hấp dẫn.

 

Clip có thể bạn quan tâm:

- Video: Bật mí cách làm cánh gà chiên hạnh nhân ngon như nhà hàng. Nguồn: Ăn khắp Hà Nội.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm