Hết hồn khi dương tính COVID-19 lại nhận được quảng cáo lễ tang trên phong bì hướng dẫn y tế
Chưa được tiêm vaccine, trẻ em có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao / Vaccine COVID-19 dạng “xịt” có hiệu quả như thế nào?
Hãy tưởng tượng bạn là một người sống ở Osaka được xét nghiệm dương tính với COVID-19. Sau khi trao đổi tình hình với bác sĩ, bạn được yêu cầu tự cách ly ở nhà và sẽ nhận một gói thông tin qua thư, cung cấp hướng dẫn chi tiết hơn sau vài ngày.
Tiếp đến, bạn trở về nhà, và chẳng bao lâu sau gói thông tin của bạn được gửi đến… trong một phong bì với quảng cáo lớn về dịch vụ tang lễ ở mặt sau.
“Nhà tang lễ thành phố Osaka thông báo. Đối với các câu hỏi về dịch vụ tang lễ, hãy gọi cho Koekisha CO Ltd”, dòng chữ phông lớn nằm rõ ràng trên mặt sau phong bì.
Quảng cáo viết thêm: “Các dịch vụ tư vấn miễn phí của công ty hứa hẹn sẽ giải thích giá cả và các lựa chọn, cung cấp cho khách hàng hình ảnh cụ thể về loại tang lễ mà công ty có thể cung cấp”.
Trong những hoàn cảnh khác nhau, điều đó có thể phù hợp ở một đất nước với bộ phận dân số già hóa tăng cao. Tuy nhiên, khi nó được dán trên phong bì y tế, gửi đến một người mắc căn bệnh khó chữa và có khả năng gây chết người, quảng cáo về dịch vụ tang lễ chẳng khác nào tuyên bố rằng chắc chắn bạn sắp chết và đã đến lúc bạn thu xếp rời bỏ thế giới này.
Ngoài ra, nó có thể được coi là một lời cảnh báo nghiêm khắc rằng nếu bạn không làm theo hướng dẫn bên trong, bạn đang ký vào lệnh tử hình của chính mình.
Một người dân bày tỏ bức xúc khi nhận được quảng cáo dịch vụ tang lễ đi kèm hướng dẫn tự cách ly |
Một người dân Osaka nhận được gói phong bì cho biết: “Tôi suy sụpvà cảm thấy vô cùng tuyệt vọng. Nó giống như sự tồn tại của tôi đã bị phủ nhận, và mỗi khi nghĩ về nó, tôi bắt đầu khóc. Sự bất cẩn như thế này có thể là nguồn gốc gây ra đau khổ tâm lý cho những người bị nhiễm bệnh ”.
Những người nhận khác cũng khiếu nại về các phong bì và một số người chỉ ra rằng dãy số 567 ở giữa số điện thoại của quảng cáo có thể được đọc là "corona" (số 5 trong tiếng Nhật đọc là “go”, số 6 là “roku”, và số 7 là “nana” - ghép ký tự đầu thành “gorona”).
Tuy nhiên, sự cố không phải là chiến lược marketing sai lầm hay sự đe dọa nghiệt ngã, những chiếc phong bì được một phòng y tế phường ở Osaka gửi qua đường bưu điện hoàn toàn ngẫu nhiên.
Từ năm 2006, thành phố bắt đầu bán không gian quảng cáo trên mặt sau của phong bì như một phần của sáng kiến gây quỹ và chỉ đơn giản là một sự trùng hợp đáng tiếc khi những phong bì được phân phát cho các văn phòng y tế mang quảng cáo của công ty dịch vụ tang lễ. Không có sự lựa chọn chủ ý nào được thực hiện trong việc gửi quảng cáo tang lễ đến bệnh nhân COVID-19.
Người phát ngôn của văn phòng y tế giải thích: “Chúng tôi sử dụng những chiếc phong bì duy nhất có sẵn vào thời điểm đó mà không nhận thức được vấn đề tiềm ẩn”. Tương tự, người phát ngôn của bộ phận kế toán thành phố Osaka cho biết: “Mặc dù chúng tôi không cố ý bỏ văn bản hướng dẫn cho những người nhiễm COVID-19 vào phong bì có dán quảng cáo dịch vụ tang lễ, chúng tôi xin nhận trách nhiệm vì không thể hiện sự cân nhắc thích đáng”. Mặt khác, công ty Koekisha đã sử dụng số điện thoại bao gồm dãy số 567 trong hơn 10 năm, từ rất lâu trước khi bắt đầu đại dịch.
May mắn sau sự cố, văn phòng y tế hiện đang trong quá trình lấy phong bì mới mà không có quảng cáo dịch vụ tang lễ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người